Cách bảo dưỡng máy giặt lồng đứng tại nhà hiệu quả nhất
6 bước bảo dưỡng máy giặt lồng đứng tại nhà
Trên thực tế, để bảo dưỡng máy giặt thì việc cần làm nhất đó chính là vệ sinh. Để thực hiện được việc làm này, trước hết bạn cần chuẩn bị đầy đủ các dụng cụ như: Chất tẩy rửa nhẹ (nước rửa chén, bột giặt, viên vệ sinh hoặc bột vệ sinh máy giặt chuyên dụng), dụng cụ lau chùi (bàn chải đánh răng, giẻ lau hoặc miếng bọt biển sạch) và dụng một số dụng khác (Tua vít, máy bơm áp lực hoặc vòi xịt).
Sau khi chắc chắn rằng bản thân đã có đầy đủ các trang bị kể trên. Kế đến bạn có thể thực hiện theo những bước dưới đây, để thực hiện vệ sinh máy giặt lồng đứng một cách đơn giản mà cực kỳ hiệu quả.
Vệ sinh lồng máy đứng
Vệ sinh lồng máy rất quan trọng trong việc duy trì độ bền và kéo dài tuổi thọ máy giặt
Lồng máy giặt là vị trí bị bám bẩn, bụi vải và vi khuẩn nhiều nhất. Việc vệ sinh máy giặt cửa trên thường đơn giản hơn so với máy giặt lồng ngang, vì vậy bạn chỉ cần thực hiện theo những bước cơ bản như sau:
- Dùng tua vít tháo ốc vít cố định của lồng giặt, rồi gỡ vòng nhựa tròn bên trên lồng giặt
- Nhấc lồng máy ra ngoài rồi dùng vòi xịt rửa sạch bụi bẩn cả bên trong và ngoài của lồng, cũng như các phụ kiện đi kèm và lớp vỏ nhựa trên
- Gỡ lưới lọc gắn trên thân lồng máy ra và làm sạch cặn bẩn bên trong
Vệ sinh vỏ ngoài của máy giặt
Vệ sinh vỏ ngoài máy giúp cải thiện tình trạng rỉ, sét gây ảnh hưởng đến chức năng của máy giặt
Để làm sạch phần vỏ bên ngoài máy giặt, bạn có thể sử dụng nhiều loại dụng cụ khác nhau tùy thuộc vào mức độ bẩn của máy. Trong đó,
- Dùng giẻ lau microfiber mềm mại để lau nhẹ nhàng bề mặt máy, hoặc dùng giẻ lau chuyên dụng thấm dung dịch vệ sinh để làm sạch các vết bẩn cứng đầu hơn.
- Dùng bàn chải mềm để cọ nhẹ nhàng các khe kẽ, góc cạnh và cần lưu ý rằng không nên dùng bàn chải quá cứng để tránh làm xước bề mặt.
Khoang chứa bột/nước giặt, nước xả
Khoang chứa bột giặt, chất tẩy và nước xả vải cần được vệ sinh sau 1 thời gian dài sử dụng
Bạn muốn làm sạch bộ phận chứa bột/nước giặt và nước xả vải, cách tốt nhất là sử dụng vòi xịt để loại bỏ hoàn toàn cặn bẩn bám dính. Nước xịt sẽ giúp dễ dàng làm sạch các góc cạnh và những nơi khó tiếp cận.
Tuy nhiên, nếu không có vòi xịt, bạn có thể dùng giẻ mềm, sạch, nhúng vào dung dịch vệ sinh chuyên dụng hoặc dung dịch pha loãng từ xà phòng để lau chùi kỹ lưỡng khoang chứa này.
Ống xả nước và lọc nước
Vệ sinh ống xả và lọc nước, giúp nguồn nước luôn duy trì trạng thái sạch nhất
Trước khi vệ sinh ống xả và lưới lọc nước của máy giặt, bạn cần đảm bảo an toàn bằng cách khóa nguồn cấp nước vào máy. Sau đó, khởi động máy giặt ở chế độ giặt thường (không cho quần áo vào) để máy xả hết nước bên trong. Khoảng 40 giây sau khi máy dừng hoạt động, hãy tắt nguồn, rút phích cắm và khóa vòi nước.
Tiếp theo, tháo đai ốc để gỡ ống cấp nước và bạn sẽ thấy một chiếc lưới lọc nhỏ ngay đầu ống. Dùng kìm để nhẹ nhàng kéo lưới lọc này ra, sử dụng bàn chải mềm để làm sạch dưới vòi nước chảy. Lưu ý không dùng chất tẩy rửa mạnh vì có thể làm hỏng lưới lọc.
Sau khi làm sạch lưới lọc, hãy lắp lại vào vị trí cũ và siết chặt đai ốc. Cuối cùng, dùng vòi nước để xả sạch ống xả của máy giặt.
Kiểm tra và làm sạch van cấp nước
Làm sạch van cấp nước giúp đảm bảo lượng nước cần thiết cho quá trình giặt của máy
Sau khi làm sạch lưới lọc và ống xả như trên, hãy tiếp tục dùng bàn chải mềm để cọ rửa đầu ống van cấp nước, nhằm làm sạch hết các cặn bẩn bám xung quanh. Sau đó, lắp lưới lọc đã vệ sinh vào đúng vị trí và gắn ống xả nước trở lại như ban đầu. Kiểm tra kỹ và siết chặt đai ốc để đảm bảo không bị rò rỉ nước.
Để kiểm tra xem van cấp nước đã hoạt động bình thường trở lại chưa, bạn hãy khởi động máy giặt. Quan sát xem nước có chảy vào máy một cách đều đặn và nhanh chóng không. Nếu nước chảy bình thường thì chứng tỏ van cấp nước đã được vệ sinh sạch sẽ và hoạt động ổn định.
Vệ sinh miếng cao su máy giặt
Đối với máy giặt có miếng gioăng cao su ở cửa, bạn có thể dùng khăn mềm thấm nước ấm để nhẹ nhàng lau sạch các vết bẩn bám trên gioăng cao su.
Ngoài ra, để khử trùng và loại bỏ mùi hôi, bạn có thể pha một hỗn hợp gồm giấm trắng và baking soda theo tỉ lệ thích hợp. Dùng hỗn hợp này để lau sạch gioăng cao su và nhớ lau lại bằng khăn ẩm sạch để loại bỏ hoàn toàn dung dịch vệ sinh.
Những lưu ý khi bảo dưỡng máy lồng đứng giặt tại nhà
Sau khi nắm rõ 6 bước thực hiện, để việc bảo dưỡng máy giặt lồng đứng được diễn ra một các có hiệu quả nhất, bạn cần chú ý thêm một số lưu ý quan trọng khi thực hiện bảo dưỡng tại nhà.
Một số điều lưu ý bạn cần biết khi thực hiện bảo dưỡng máy giặt tại nhà
Bao lâu nên vệ sinh lồng giặt?
Tần suất vệ sinh lồng giặt phụ thuộc vào việc sử dụng máy giặt thường xuyên như thế nào. Các chuyên gia khuyến nghị nên vệ sinh lồng giặt ít nhất 1 lần/tháng.
Để tăng hiệu quả làm sạch, bạn có thể sử dụng các loại chất tẩy rửa chuyên dụng dành cho máy giặt. Những chất tẩy rửa này sẽ giúp loại bỏ hiệu quả bụi bẩn, cặn bám bám chặt bên trong và bên ngoài lồng giặt.
Ngay cả đối với những dòng máy giặt có chế độ vệ sinh lồng giặt tự động (Tub Clean), việc sử dụng thêm chất tẩy rửa sẽ giúp quá trình làm sạch diễn ra hoàn hảo hơn.
Kiểm tra dây curoa máy
Sau một thời gian dài sử dụng, dây curoa của máy giặt có thể bị mòn, đứt hoặc giãn ra. Điều này sẽ khiến máy giặt hoạt động không ổn định, gây ra tiếng ồn và ảnh hưởng đến hiệu quả giặt giũ.
Nếu bạn phát hiện dây curoa bị hư hỏng, bạn có thể tự mình thay thế dây curoa mới hoặc liên hệ với trung tâm bảo hành để được hỗ trợ sửa chữa. Việc thay thế dây curoa kịp thời sẽ giúp máy giặt hoạt động trơn tru và bền bỉ hơn.
Kiểm tra bộ phận xả
Trong quá trình bảo dưỡng máy giặt lồng đứng nói riêng, đừng quên kiểm tra bộ phận xả. Để đảm bảo an toàn, hãy cắt nguồn điện trước khi tiến hành. Sau đó, kiểm tra xem máy giặt có bơm và xả nước bình thường không.
Nếu mọi chức năng hoạt động ổn định, bạn có thể tháo bộ phận xả ra để vệ sinh sạch sẽ. Sau khi vệ sinh xong, hãy lắp lại bộ phận xả theo đúng hướng dẫn để máy giặt hoạt động bình thường trở lại.
Có nên tự bảo dưỡng máy giặt lồng đứng tại nhà?
Cần cân nhắc trước khi bảo dưỡng máy giặt tại nhà, tránh gây hư hỏng và tốn phí sửa chữa
Theo đó, việc bảo dưỡng và vệ sinh máy giặt lồng đứng được đánh giá là đơn giản nhất trong 2 loại máy giặt hiện nay. Tuy nhiên, để nói về có nên tự mình thực hiện việc bảo dưỡng không thì chúng ta cần xem xét nhiều đến các yếu tố khác, đặc biệt là yếu tố kỹ thuật.
Trên thực tế, máy giặt có thể gặp phải nhiều lỗi kỹ thuật khác nhau. Trong đó, các chi tiết như lồng máy, khoan chứa nước, dây curoa, nguồn cấp nước máy giặt khi gặp sự cố, bạn sẽ không thể nào tự mình khắc phục, mà cần có người đã qua đào tạo và có kiến thức chuyên môn.
Vì vậy, chỉ các bộ phận như ống xả nước (bị gấp khúc), vệ sinh lọc nước,…thì bạn có thể tự thực hiện tại nhà.
Các dấu hiệu nên bảo dưỡng máy giặt ngay
Máy giặt có mùi hôi, ẩm mốc
Mùi hôi ở máy giặt là dấu hiệu đầu tiên cho thấy việc bảo dưỡng và vệ sinh cần thực hiện ngay
Sau mỗi lần giặt, hơi nước còn sót lại trong lồng máy không thể thoát hết ra ngoài, tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn, nấm mốc và các loại vi trùng khác sinh sôi. Điều này không chỉ khiến máy giặt có mùi hôi, ẩm mốc khó chịu mà còn ảnh hưởng đến sức khỏe của cả gia đình.
Quần áo không sạch hoàn toàn
Lớp bụi bẩn bám chặt trên lồng máy giặt sẽ làm giảm đáng kể khả năng giặt sạch của máy. Điều này dẫn đến tình trạng quần áo sau khi giặt vẫn còn sót lại nhiều vết bẩn, thậm chí còn có thể xuất hiện những vết ố vàng khó tẩy.
Giặt lâu hơn, ồn hơn và có tiếng kêu lạ
Bạn cần vệ sinh, bảo dưỡng khi nhận thấy máy giặt lâu hơn và có tiếng kêu lạ
Việc bỏ qua bảo dưỡng và tra dầu mỡ định kỳ sẽ khiến máy giặt nhanh chóng xuống cấp. Các động cơ bên trong sẽ hoạt động kém hiệu quả, làm tăng thời gian giặt và rút ngắn tuổi thọ của máy.
Thêm vào đó, chất bẩn tích tụ sẽ làm tắc nghẽn bộ lọc xả, gây ra tiếng ồn bất thường, thậm chí làm máy giặt rung lắc mạnh trong quá trình hoạt động.
Có bùn và xơ vải đọng trên gioăng máy giặt
Việc không vệ sinh máy trong thời gian dài sẽ khiến cho các lớp bùn và xơ vải tích tụ theo thời gian và đọng lại ngày càng nhiều trên gioăng máy giặt. Vì vậy, khi nhận thấy những dấu hiệu kể trên, bạn có thể tự thực hiện bảo dưỡng máy giặt lồng đứng tại nhà.
Trên đây là bài viết hướng dẫn bảo dưỡng máy giặt lồng đứng tại nhà, Nguyễn Kim hy vọng đã cung cấp được những thông tin hữu ích và giúp bạn lựa chọn được sản phẩm phù hợp. Nếu vẫn còn bất kỳ thắc mắc nào, vui lòng liên hệ bộ phận chăm sóc khách hàng của chúng tôi để được hỗ trợ nhé!
Để được tư vấn thêm thông tin về sản phẩm và dịch vụ tại Nguyễn Kim, hãy liên hệ ngay với chúng tôi qua các kênh sau đây:
Hotline:1800 6800 (miễn phí)
Email:nkare@nguyenkim.com
Chat:FacebookNguyenKim (nguyenkim.com) hoặc Website Nguyenkim.com
Trung tâm mua sắm Nguyễn Kim trên toàn quốc
Biên tập viên
Bài mới nhất
- Chia sẻ 24706/12/2024Hướng dẫn cách sử dụng máy giặt Electrolux hiệu quả
- Chia sẻ 24705/12/2024Vì sao trên muôi xới cơm có những chấm tròn và tiết lộ ít người biết
- Chia sẻ 24704/12/2024Kích thước tivi 65 inch là bao nhiêu? Cách chọn tivi 65 inch phù hợp
- Chia sẻ 24703/12/2024Giải thích lỗi U12 trên máy giặt Panasonic: Nguyên nhân và cách khắc phục