Đặt thứ này vào tủ lạnh, điều lạ xảy ra với rau củ quả và hóa đơn điện
Cách làm
Ban đêm đặt bát nước vào ngăn đá
Vào ban đêm, trước khi đi ngủ, bạn hãy đặt một bát nước vào ngăn đá tủ lạnh và đợi qua đêm.
Sáng hôm sau, bạn lấy bát nước đá đó, đặt xuống ngăn mát tủ lạnh. Thực hiện việc này hằng ngày.
Công dụng
Ban ngày bỏ xuống ngăn mát, vừa bảo quản thực phẩm lại vừa tiết kiệm điện
Dựa trên nguyên lý làm mát của tủ lạnh, ban đêm khi tủ không bị mở ra đóng vào nhiều lần (không tiêu hao điện năng lớn như ban ngày) thì bát nước để trong ngăn đá sẽ được làm lạnh nhanh hơn.
Đến khi để bát nước xuống ngăn mát, chúng sẽ tự tan ra và rã đông dần dần cho đến khi hết lạnh. Quá trình rã đông của nước đá sẽ tỏa ra một lượng nhiệt, cung cấp khí mát cho những thực phẩm trong tủ lạnh, giúp thực phẩm được tươi, duy trì độ tươi ngon, kéo dài thời gian bảo quản.
Từ đó tủ sẽ không cần phải dùng đến điện để làm mát ngăn bảo quản này. Vì vậy tủ lạnh sẽ không phải tiêu hao quá nhiều điện năng, hóa đơn tiền điện hàng tháng sẽ giảm đi đáng kể.
Không nên để quá nhiều hoặc ít thực phẩm trong tủ lạnh
Cho quá nhiều thực phẩm vào trong tủ lạnh, hơi lạnh từ tủ tỏa ra sẽ không đều, không đủ để làm mát thực phẩm dẫn đến quá trình bảo quản sẽ gặp khó khăn cũng như tạo ra gánh nặng trong quá trình vận hành của tủ, gây tổn thất và làm giảm độ bền của tủ. Ngoài ra, bạn cũng không nên đặt quá ít thực phẩm trong tủ lạnh, bởi công suất tủ lạnh vẫn chạy điều này sẽ gây ra hao tốn điện năng.
Cách tốt nhất để giữ tủ lạnh chạy ổn định, tiết kiệm điện là tủ chứa khoảng 70-80%. Giữa các phần thực phẩm nên để có khoảng cách để chúng tiếp nhận hơi lạnh của tủ.
Khi không cần thiết thì bạn nên hạn chế tối đa việc mở cửa tủ lạnh
Khi tủ lạnh đang chạy ở mức độ ổn định, lúc này tủ lạnh sẽ không tiêu thụ quá nhiều điện năng. Vì thế nếu bạn mở của tủ lạnh ra liên tục sẽ làm cho hơi lạnh sẽ thất thoát ra ngoài, cứ mỗi lần như vậy bạn sẽ làm cho tủ phải hoạt động lại từ đầu, để bù đắp lượng nhiệt đã mất, điều này sẽ khiến điện năng tiêu hao đến mức đáng kể.
Vậy nên, muốn tiết kiệm điện và bảo vệ tủ lạnh, việc đầu tiên bạn nên tập cho mình cũng như các thành viên trong gia đình thói quen mở cửa tủ lạnh khi thật cần thiết.
Làm mát thức ăn nóng trước khi cho vào tủ lạnh
Thói quen tiếp theo bạn nên tập đó là nên đợi đồ ăn nguội hẳn hãy cho vào tủ. Nếu bạn cho thức ăn nóng vào tủ, nó cũng sẽ được làm nguội đi thôi, nhưng sẽ mất một khoảng thời gian khá lâu và sẽ phải tốn khá nhiều điện năng đó.
Ngoài ra, nếu cho thức ăn nóng vào tủ, hơi nóng thực phẩm tỏa ra sẽ tạo nên hiện tượng sương mù, bám vào thành tủ gây ám mùi và khó vệ sinh.
Những thực phẩm cho vào tủ lạnh sẽ vừa mất chất, vừa ‘sinh độc’
Tủ lạnh có thể kéo dài thời hạn sử dụng của thực phẩm, nhưng cũng có thể khiến nhiều thực phẩm biến chất sinh độc.
Theo Gia đình & Xã hội
Biên tập viên
Bài mới nhất
- Chia sẻ 24706/12/2024Hướng dẫn cách sử dụng máy giặt Electrolux hiệu quả
- Chia sẻ 24705/12/2024Vì sao trên muôi xới cơm có những chấm tròn và tiết lộ ít người biết
- Chia sẻ 24704/12/2024Kích thước tivi 65 inch là bao nhiêu? Cách chọn tivi 65 inch phù hợp
- Chia sẻ 24703/12/2024Giải thích lỗi U12 trên máy giặt Panasonic: Nguyên nhân và cách khắc phục