Để loại bỏ vi khuẩn và hóa chất độc hại, bà nội trợ Nhật luôn tuân thủ nguyên tắc rửa thực phẩm 4 bước trước khi chế biến.

Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), có khoảng 600 triệu người, chiếm 1/10 dân số thế giới đau ốm mỗi năm do thực phẩm bẩn. Hơn 420.000 trường hợp tử vong vì ngộ độc. Khu vực Đông Nam Á chiếm tỷ lệ cao nhất, với 150 triệu ca mắc bệnh và 175.000 người chết mỗi năm. Trong đó, trẻ em là đối tượng chịu ảnh hưởng nghiêm trọng, mỗi năm có tới 60 triệu trẻ dưới 5 tuổi mắc bệnh và 50.000 trẻ tử vong. Tại Việt Nam, chưa có thống kê chính thức song con số thực tế không hề nhỏ.

Ngược lại, tỷ lệ nhiễm độc và tử vong do thực phẩm bẩn tại Nhật Bản rất thấp. An toàn vệ sinh là vấn đề được ưu tiên hàng đầu, bởi đất nước này tiêu thụ lượng thức ăn tươi sống lớn nhất thế giới. Người dân xứ Phù Tang có những bí quyết riêng để làm sạch thực phẩm và bảo vệ sức khỏe gia đình.

{keywords} 

Rửa đúng trình tự

Các loại vi khuẩn, virus, ký sinh trùng. thuốc trừ sâu, chất tăng trưởng… thường bám chặt vào lớp vỏ ngoài thực phẩm. Chúng không chỉ gây ra các triệu chứng tạm thời như buồn nôn, tiêu chảy và ói mửa, mà còn kéo theo nhiều bệnh tật lâu dài như ung thư, suy thận, suy gan, nhược não, động kinh và viêm khớp…

Xem thêm  3 kiểu chân váy công sở đáng mua nhất hè 2014

Để loại bỏ vi khuẩn và hóa chất độc hại, bà nội trợ Nhật luôn tuân thủ nguyên tắc rửa rau củ quả 4 bước trước khi chế biến. Đầu tiên rửa thực phẩm dưới vòi nước trong 1-2 phút để làm trôi đất cát; chuyển sang ngâm chất làm sạch thực phẩm; sau đó rửa lại bằng nước sạch. Cắt nhỏ rau hoặc gọt bỏ vỏ là bước cuối cùng, nhằm hạn chế vi khuẩn và chất độc thâm nhập vào bên trong. Nếu không chế biến ngay, phụ nữ Nhật có thói quen rửa sạch dưới vòi nước trước khi cất vào tủ lạnh.

Ngâm chất làm sạch thực phẩm

Người Nhật chuộng các sản phẩm làm sạch từ thiên nhiên, an toàn cho sức khỏe. Họ thường tự chế hỗn hợp muối loãng, chanh hoặc dấm táo để loại bỏ vi khuẩn và thuốc trừ sâu. Hỗn hợp này dễ dàng làm sạch các loại rau củ có hàm lượng hoát chấ thấp như hành tây, khoai lang, cà tím, măng tây, bắp cải, ngô, xoài, kiwi… trong khoảng thời gian 15-20 phút.

Tuy nhiên, hỗn hợp này ít có tác dụng đối với những thực phẩm được phun tưới quá nhiều thuốc trừ sâu, chất kích thích và sáp bảo quản như nho, táo, cam, quýt, đào, dâu tây, cần tây, cà chua, ớt chuông, xà lách, khổ qua và các loại rau xanh… Thay vào đó, bà nội trợ Nhật ưu tiên sử dụng các loại bột làm sạch thực phẩm bào chế từ vỏ sò điệp, phổ biến nhất là bột Kenko No Hikari.

Xem thêm  Áo hở ngực khoe lưng bủa vây giảng đường

{keywords} 

Nghiên cứu cho thấy, khả năng diệt khuẩn của vỏ sò được kích hoạt khi tinh chế ở nhiệt độ cao 1.100 độ C. Khi hòa tan, canxi trong vỏ sò biến nước thành kiềm, giúp khử trùng (nấm, khuẩn E Coli, Salmonella… ), tẩy sạch thuốc trừ sâu, chất clo và sáp bảo quản. Với tác dụng phân giải và tách ly, các phân tử canxi siêu nhỏ len lỏi vào các khe hở trên lớp vỏ thực phẩm và đưa chúng nổi lên mặt nước.

Thành phần vỏ sò tự nhiên không chỉ an toàn, mà còn duy trì độ tươi, hương vị và kéo dài tuổi thọ cho thực phẩm. Các thành phần khác như dầu cọ, muối mỏ… có trong Kenko No Hikari cũng góp phần gột rửa các hóa chất độc hại khó trôi. Ngoài rau củ quả, bột làm sạch thực phẩm còn được phụ nữ Nhật trưng dụng để rửa thịt cá, ngâm bát đũa, quần áo và đồ chơi cho bé.

Vệ sinh vật đựng thực phẩm

Sạch sẽ và nguyên tắc là tính cách đặc trưng của người Nhật. Họ phân chia rõ ràng các vật dụng chứa trái cây, rau củ và thịt cá; cọ rửa và úp khô chậu rổ ngay khi sử dụng xong; tuyệt đối không dùng chung với các dụng cụ giặt rửa khác. Thay vì dùng bồn rửa chén để ngâm thực phẩm, họ sẽ dùng một chiếc xô sạch thay thế. Căn bếp luôn có sẵn nhiều loại chậu kích cỡ nhỏ và lớn để rửa lượng rau củ quả phù hợp.

Xem thêm  8 cách lưu trữ gia vị để căn bếp gia đình luôn gọn gàng, ngăn nắp

 Tố Uyên