theme-sticky-logo-alt
theme-logo-alt

NFC là gì? Những tính năng nổi bật của NFC bạn chưa biết

NFC là gì?

NFC là cụm từ viết tắt của Near-Field Communication, còn được gọi là công nghệ giao tiếp trường gần. Đây là một giao thức thực hiện kết nối các thiết bị ở gần hoặc tiếp xúc trực tiếp với nhau thông qua cảm ứng từ trường. Phương thức giao tiếp tiện lợi này có thể được sử dụng phổ biến trong cuộc sống hàng ngày.

Nhờ vào NFC, các hoạt động truyền tải thông tin, giao dịch trở nên nhanh chóng, đơn giản hơn bao giờ hết. NFC hỗ trợ đồng thời ở chế độ chủ động và thụ động.

Phạm vi hoạt động của NFC dao động trong khoảng 4 – 10cm. Công nghệ này sử dụng sóng vô tuyến tần số 13,56 MHz để truyền dữ liệu ở tốc độ thấp, khoảng 424Kbps. Mỗi thiết bị NFC đều được trang bị một mã nhận dạng duy nhất để xác thực trước khi trao đổi dữ liệu.

Mặc dù, tầm hoạt động của công nghệ này không thể so sánh với Bluetooth hay WiFi, nhưng được đánh giá cao về tính bảo mật cũng như sự tiện lợi. Kết nối cực nhanh chỉ với một cú chạm nhẹ, cấu hình đơn giản và rất dễ dùng.

NFC là công nghệ giao tiếp trường gần (Nguồn: Internet)
Xem thêm: Thiết bị công nghệ và những thiết kế kì quặc đến mức khó hiểu

Nguồn gốc và lịch sử phát triển của NFC

Nguồn gốc phát triển của NFC là gì? Theo tìm hiểu, NFC được phát triển từ công nghệ RFID (Radio Frequency Identification) vốn được sử dụng từ những năm 1980. Vào năm 2002, công ty NXP Semiconductors (tiền thân là Philips Semiconductors) và Sony đã kết hợp cùng phát triển kỹ thuật NFC. Đến năm 2004, hai công ty này thành lập NFC Forum để đẩy mạnh hoạt động quảng bá công nghệ NFC.

Năm 2006, Nokia tiên phong đưa công nghệ NFC vào model điện thoại 6131 NFC, nối tiếp sau đó là nhiều thương hiệu điện thoại khác. NFC chính thức được sử dụng thịnh hành từ năm 2011 khi Google tích hợp tính năng thanh toán di động Google Wallet vào thiết bị Android.

Xem thêm  Bí kíp khử mùi hôi giày trong chớp mắt

Kế tiếp vào năm 2014, Apple cũng giới thiệu Apple Pay trên iPhone 6 và hàng loạt model smartphone sau đó cũng ứng dụng thành công công nghệ này.

Công nghệ NFC đã xuất hiện từ khá lâu (Nguồn: Internet)
Xem thêm:9 tuyệt kỹ sử dụng đồ công nghệ cực “chất” mà bạn không ngờ tới

Cách thức hoạt động của NFC

Cơ chế hoạt động của NFC dựa trên nguyên tắc nền tảng là kết nối không dây giữa hai thiết bị gần nhau thông qua sóng radio tần số cao. Cụ thể, hai NFC tiếp xúc với nhau sẽ ngay lập tức tạo ra một kết nối ngắn qua sóng radio và truyền dữ liệu qua lại ngay sau đó.

NFC có 3 chế độ hoạt động riêng biệt, trong đó phổ biến nhất là chế độ ngang hàng trên điện thoại thông minh (peer-to-peer), cho phép hai thiết bị kết nối một chạm và chia sẻ thông tin. Quá trình truyền, đọc dữ liệu có thể chuyển đổi trạng thái chủ động – thụ động giữa hai thiết bị. Ngoài ra, Tag NFC quảng cáo còn sử dụng chế độ đọc/ghi, còn được gọi là phương pháp truyền tải thông tin trực tiếp.

Tần số truyền tải dữ liệu của NFC là 13,56 Mghz, với tốc độ lên đến 106,212 hoặc 424 kilobit/giây. Điều này đảm bảo quá trình truyền tải nội dung cuộc gọi, âm thanh, hình ảnh diễn ra một cách ổn định và nhanh chóng.

Khác với Bluetooth và WiFi, NFC hoạt động với kết nối một chạm, được sử dụng để tạo ra dòng điện từ các thành phần thụ động và chỉ nhằm mục đích truyền dữ liệu. Điều này đồng nghĩa với việc, các thiết bị thụ động không cần dùng nguồn điện riêng, thay vào đó sẽ tiếp nhận năng lượng bởi trường điện từ (được tạo ra bởi thành phần chủ động trong một phạm vi nhất định).

Tìm hiểu nguyên tắc hoạt động của NFC là gì (Nguồn: Internet)
Xem thêm:Nào có ai ngờ các ông trùm công nghệ lại từng kinh doanh qua những nghề này!

Cách sử dụng NFC

Cách bật NFC

  • Bước 1: Tiến hành kiểm tra smartphone bằng cách truy cập vào Cài đặt (Setting) > Chọn Thêm (More).
  • Bước 2: Quan sát thấy dòng chữ NFC nghĩa là điện thoại đang được “kết nối một chạm” và ngược lại.

Cách sử dụng NFC

Để sử dụng tính năng NFC, người dùng mở chế độ NFC trên điện thoại, sau đó chạm nhẹ điện thoại vào thiết bị cần kết nối (có hỗ trợ NFC). Các bước kế tiếp như sau:

  • Bước 1: Chọn File cần chia sẻ > Chọn mục Chia sẻ.
  • Bước 2: Chọn truyền nhanh qua NFC.
  • Bước 3: Chạm mặt lưng của hai thiết bị vào nhau để kích hoạt NFC.
  • Bước 4: Chạm vào màn hình để bắt đầu.
  • Bước 5: Nhấn chọn Đồng ý trên điện thoại nhận.
  • Bước 6: Sau khi hoàn tất quá trình gửi file qua NFC, bạn chọn Open trên máy nhận để xem kết quả.
Xem thêm  Biến áo thun mùa hè thành khăn ấm ngày gió

Cách tắt NFC

  • Bước 1: Vào Cài đặt chọn > Chọn NFC và thanh toán.
  • Bước 2: Nhấn chọn nút gạt tắt để tắt NFC.
Hướng dẫn cách sử dụng NFC cực đơn giản (Nguồn: Internet)

Xem thêm: Những công nghệ đỉnh cao đáng được hồi sinh trở lại

Những ứng dụng phổ biến của NFC

Ứng dụng của NFC là gì? Công nghệ này được ứng dụng rất rộng rãi trong các hạng mục sau:

Thanh toán di động

Với NFC, người dùng có thể dễ dàng thanh toán bằng cách chạm điện thoại vào máy thanh toán, không cần sử dụng thẻ ngân hàng hay tiền mặt. Trong đó, Apple Pay, Google PaySamsung Pay là 3 trong số các ứng dụng thanh toán di động được sử dụng rộng rãi nhất hiện nay.

Chia sẻ dữ liệu một cách nhanh chóng

NFC hỗ trợ chia sẻ dữ liệu nhanh chóng, đặc biệt hữu ích trong các trường hợp chấm công bằng điện thoại. Đây là tính năng hữu ích mà nhiều doanh nghiệp trên thế giới đang tận dụng tối đa.

Kết nối điện thoại với các thiết bị khác

Đây là tính năng hấp dẫn của NFC, cho phép kết nối điện thoại với nhiều thiết bị thông minh khác, chẳng hạn như loa, tivi, laptop, dàn âm thanh,… Nhờ vào công nghệ này, bạn không cần phải sử dụng đến Bluetooth để thực hiện thao tác tìm kiếm và kết nối thiết bị với nhau.

Xem thêm: Bluetooth Là Gì? Các Chuẩn Kết Nối Bluetooth Mới Nhất Hiện Nay

Thực hiện các tác vụ tự động

Tại một số quốc gia phát triển, công nghệ NFC được tích hợp trên điện thoại và cửa ra vào, chỉ cần chạm nhẹ vào máy, cửa sẽ mở ra hoặc đóng lại theo ý muốn.

Một số công dụng khác

Ngoài các công dụng điển hình kể trên, NFC còn được ứng dụng phổ biến trong nhiều lĩnh vực khác của đời sống, cụ thể như sau:

  • Sử dụng thay thế thẻ phương tiện giao thông công cộng như: thẻ lên máy bay, quẹt thẻ tích điểm,…
  • Tích hợp công nghệ NFC vào album nhạc, có thể truy cập trực tiếp bằng thiết bị thông minh để nghe và tải về máy.
  • Tích hợp NFC trên các thiết bị y tế như, sau đó gửi thông tin sức khỏe đến thiết bị điện thoại thông minh.
  • Xác minh người dùng khi đăng nhập trên máy tính hoặc ứng dụng nhạy cảm thông qua quá trình quét vân tay hoặc mã PIN.
  • Sử dụng trong các chiến dịch tiếp thị, quảng cáo,…
NFC mang đến nhiều công dụng hữu ích (Nguồn: Internet)

NFC có hạn chế không?

Không thể phủ nhận những lợi ích quan trọng của NFC, tuy nhiên công nghệ này vẫn tồn tại một số hạn chế nhất định, có thể kể đến như:

  • Tốc độ truyền dữ liệu chậm, chỉ khoảng 424 Kbps nên không phù hợp sử dụng để truyền các tập tin lớn.
  • Phạm vi hoạt động bị hạn chế trong khoảng 4-10cm.
  • Chỉ hoạt động khi cả hai thiết bị kết nối đều được hỗ trợ NFC.
  • Vẫn tồn tại nguy cơ bị đánh cắp thông tin.
  • Không được hỗ trợ trên một số dòng điện thoại.
Công nghệ NFC vẫn tồn tại một số nhược điểm nhất định (Nguồn: Internet)

Bài viết trên đã giải đáp chi tiết thắc mắc NFC là gì, nguồn gốc, cách thức hoạt động và những ứng dụng phổ biến của NFC. Nếu quý khách hàng đang có nhu cầu mua sắm các dòng laptop, PC, điện thoại thông minh chính hãng thì Điện máy Nguyễn Kim là lựa chọn hàng đầu không thể bỏ qua. Để mua hàng, khách hàng có thể đến trực tiếp tại các chi nhánh Nguyễn Kim trên toàn quốc hoặc liên hệ đặt hàng nhanh trên website https://www.nguyenkim.com/

Xem thêm  Mẹo tuyệt hay mở hộp, tách vỏ hạt trong chớp mắt

Nếu bạn muốn được tư vấn thêm về những dòng [TÊN SẢN PHẨM] hiện đang có tại Nguyễn Kim, hãy liên hệ ngay với chúng tôi qua những kênh sau đây để được hỗ trợ nhanh nhất:

Hotline:1800 6800 (miễn phí)

Email:nkare@nguyenkim.com

Chat:FacebookNguyenKim (nguyenkim.com) hoặc Website Nguyenkim.com

Trung tâm mua sắm Nguyễn Kim trên toàn quốc

Danh mục:Chia sẻ 247
Bài trước
Dùng máy tính nhiều năm liền, bạn đã biết về Outlook chưa?
Bài sau
Những phương pháp giúp máy vi tính của bạn chạy nhanh.
15 49.0138 8.38624 1 0 4000 1 https://chiase247.com 300 0