– Băn khoăn của nhiều người là dùng điều hòa như thế nào cho tiết kiệm nhất và đạt hiệu quả cao nhất, bởi điều hòa nhiệt độ cùng bình nước nóng chính là hai vật dụng rất tốn điện.

10 sai lầm “ném tiền qua cửa sổ” khi sử dụng điều hòa

Mắc phải sai lầm sau khi dùng điều hòa khiến hóa đơn tiền điện “tăng dựng đứng”
Chuyên gia chỉ cách sử dụng điều hòa tránh đổ bệnh
Chuyên gia điện lạnh mách dùng điều hòa “siêu tiết kiệm”

Lời khuyên thường gặp nhất để dùng máy điều hòa tiết kiệm là chuyển sang dùng máy inverter, nhưng với những gia đình không có điều kiện đổi ngay, hoặc máy mới lắp được vài năm vẫn dùng tốt… thì không áp dụng được biện pháp này. Do đó chúng ta vẫn phải tìm cách “chung sống với lũ” thôi.

Để máy điều hòa hoạt động được hiệu quả, việc đầu tiên cần quan tâm là máy phải được vệ sinh thường xuyên. Với bộ phận trong phòng, chi tiết cần được vệ sinh nhiều nhất là lưới lọc, và đây cũng là chi tiết dễ vệ sinh nhất. Chỉ cần dỡ nắp máy là có thể rút được hai tấm lưới nhựa, đem rửa sạch bằng vòi xịt, vảy ráo nước là có thể lắp lại được. Vì việc đơn giản ai cũng có thể làm được, nên không cần phải gọi thợ chuyên môn.

{keywords}
Ảnh minh họa

Phía trong của lưới lọc là giàn lạnh, là bộ phận có nhiều lá kim loại xếp dọc. Những lá này rất mềm, dễ biến dạng, nên phải chú ý cẩn thận khi làm vệ sinh. Bình thường tôi dùng một cái áo mưa cũ, lấy băng dính dán xuống mặt dưới của máy để hứng không cho nước rơi ra nhà ướt các vật dụng là có thể làm được. Dùng bình xịt nước (như bình đựng nước rửa kính, hoặc bình tưới cây) vừa xịt vào giàn lạnh, vừa dùng bàn chải đánh răng cũ nhẹ nhàng chải dọc theo các lá, xịt đến đâu chải đến đó. Chúng ta cứ thấy giàn lạnh trắng ra là sạch, dùng nước xịt đều lại một lần là được.

Xem thêm  Mẹo phân biệt dừa bị 'tắm trắng' bằng hóa chất

Với bộ phận quạt hình trống bên trong giàn lạnh, thì khó làm sạch hơn, thời gian cần phải làm sạch cũng lâu hơn nên chúng ta có thể gọi thợ chuyên nghiệp, khoảng 1, 2 năm làm sạch một lần cũng được. Bộ phận giàn nóng bên ngoài thì rất bụi, nên cũng cần phải làm vệ sinh, nhưng nếu không khó tiếp cận (để trên trần nhà) thì rất dễ làm sạch, chỉ cần một xô nước và bàn chải là có thể làm sạch nó được rồi.

Máy dùng một thời gian khoảng vài năm, có thể thấy độ lạnh kém đi mặc dù vẫn được vệ sinh thường xuyên, có thể do thất thoát ga – lúc đó thì phải gọi thợ chuyên nghiệp đến kiểm tra và nạp thêm ga. Nạp thêm ga cần được làm vào ngày nóng. Nếu nạp thêm ga vào ngày mát chênh lệch nhiệt độ không cao có xu hướng nạp ga vào máy nén nhiều hơn tiêu chuẩn, khi đó đến ngày nóng máy nén bị quá áp sẽ không hoạt động được tốt, thậm chí mất khả năng làm lạnh.

{keywords}
Bạn nên vệ sinh điều hòa định kỳ (Ảnh minh họa)

Nhà của người Việt Nam phần lớn để tủ quần áo trong phòng ngủ, nếu chạy máy điều hòa thường xuyên làm không khí trong phòng rất khô, sẽ làm bông vải ở quần áo tách ra khỏi sợi và bay lơ lửng trong không khí. Chính bông vải này bám vào hệ thống bên trong nhà của máy điều hòa, làm tắc và rất khó làm sạch. Giải pháp tốt nhất là cố gắng làm kín tủ, thường xuyên đóng chặt, hoặc đựng quần áo vào các túi ni lông kín cũng là một cách tốt.

Để sử dụng máy điều hòa hiệu quả, đầu tiên là chúng ta phải có một căn nhà mát mẻ đã. Các cụ nói “nhà sạch thì mát,” trước khi bật máy điều hòa, quét tước, lau chùi nhà cửa… cũng đã làm mát căn phòng được một phần rồi.

Xem thêm  Những fashionista nhí sành điệu nhất đầu tháng 6

Bây giờ nhà hầu hết bị bê tông hóa kết hợp với hiệu ứng nhà kính làm cho không khí đã nóng bức lại càng nóng bức ngột ngạt. Do đó chúng ta không nên quên những biện pháp chống nóng truyền thống, như mành, rèm. Vào những lúc không dùng máy điều hòa, nên mở cửa kính để chống hiệu ứng nhà kính làm nóng nhà, (bức xạ nhiệt không thoát ra được) những cửa về hướng mặt trời nên buông mành mành hoặc rèm chống ánh nắng trực tiếp.

Sau khi đi làm cả ngày về nhà, thường thấy căn phòng của chúng ta rất nóng, vì bị hun bởi mặt trời. Bật máy điều hòa lên nhiều khi chúng ta than vãn “mãi không thấy mát”. Trường hợp này không nên bật máy điều hòa ngay, vì nó sẽ phải làm mát cả bầu không khí nóng của cả ngày ở trong phòng – mà nên bật quạt trần, hoặc có quạt thông gió hút hết không khí nóng đó ra thì rất tốt. Khi căn phòng đã hạ nhiệt tương đối rồi, lúc đó mới bật điều hòa sẽ hiệu quả hơn (có thể kết hợp lau nhà thì sẽ rất mát.) 

Lại một thói quen nữa của chúng ta hay mắc, là muốn trong phòng lạnh nhanh, ta hạ thật thấp nhiệt độ trên điều khiển từ xa xuống (cũng thường gặp ở các lái xe ô tô.) Chúng ta cần hiểu là máy điều hòa được “ra lệnh” làm việc trên nguyên tắc chênh lệch nhiệt độ, khi nhiệt độ trong không gian cần làm mát đang cao, thì máy nén sẽ làm việc hết sức mình. Do đó việc hạ nhiệt độ thật thấp trên điều khiển là không cần thiết. Muốn lạnh nhanh, nên tăng tốc độ của quạt gió lên, tăng tốc độ trao đổi nhiệt thì phòng sẽ mát nhanh hơn.

Những ngày trời quá nóng, thì gần như tình trạng chung là dùng điều hòa không mát, hoặc mát rất ít. Điều này gây ra chủ yếu bởi cùng vào giờ đi ngủ, nhà nào cũng bật điều hòa, làm cho hệ thống điện quá tải, gây sụt điện áp, máy điều hòa hoạt động hiệu suất rất thấp và rất tốn điện. Để đối phó với tình trạng này chúng ta cần chủ động, như vệ sinh máy móc, bổ sung ga đầy đủ vào đầu mùa… 

Xem thêm  4 loại nội y khiến chàng phải "nín thở"

Buổi tối nên lau nhà sạch sẽ làm giảm nhiệt độ nền nhà và các vật dụng trong phòng. Nếu nhà có trần chịu nắng trực tiếp cũng có thể tưới nước để giảm nhiệt độ của trần nhà. 

Tốt nhất là nếu nhiệt độ ngoài trời buổi tối vẫn còn 32, 33 độ; thì máy điều hòa để 28 độ thôi, nó sẽ hoạt động ở mức độ vừa phải. Thay vào đó, ta tăng tốc độ quạt gió của máy lên thì hiệu quả hơn. Những ngày như vậy phải dùng thêm quạt, nhất là những loại quạt hơi nước thì rất tốt. Nếu có quạt hơi nước, thì chuyển máy điều hòa sang chế độ hút ẩm (“dry” hoặc “dehumidfying”) thì máy chạy tốn rất ít điện mà trong phòng lại rất dễ chịu. Ở miền Bắc thì có mùa nồm rất nên dùng điều hòa ở chế độ hút ẩm, lợi cho sức khỏe.

Có một “chiêu” nữa là cứ vài giờ tưới nước vào giàn nóng một lần, nhưng cách này không phải ai cũng làm được. Còn phương án mua ổn áp (LiOA chẳng hạn) không khả thi, vì chính cái ổn áp đó cũng là một thiết bị tiêu tốn điện.

Hiển Anh