Việc chuẩn bị cho bữa cơm sum họp gia đình có thể là niềm vui nhưng dọn dẹp nhà bếp sau đó lại khiến chúng ta ái ngại và mệt mỏi.

Công đoạn này nhanh hay chậm, dễ dàng hay khó khăn phụ thuộc vào kỹ năng của từng người nhưng nhìn chung sẽ thuận lợi hơn đáng kể nếu bạn không mắc phải 5 lỗi phổ biến dưới đây.

{keywords}
Ảnh: Natalie Jeffcott

1. Có quá nhiều thứ bừa bộn trong nhà bếp

Nhà bếp sang trọng hay tối giản còn tùy thuộc vào điều kiện của mỗi gia đình, nhưng một nhà bếp lộn xộn là do cách sắp xếp của người dùng và sẽ khiến việc dọn dẹp trở nên khó khăn hơn rất nhiều. 

Điều này thể hiện rõ ở quầy bếp của bạn – nơi ẩn náu của rất nhiều các thiết bị hay vật dụng không dùng đến hoặc không liên quan đến công việc nấu nướng hằng ngày chỉ vì tính tiện đâu để đấy của các thành viên trong nhà. Chẳng hạn như bát đĩa cần cất đi, mũ và khẩu trang khi đi làm về, máy ép hoa quả thi thoảng mới sử dụng, bộ dụng cụ sửa chữa, truyện tranh…

Khi đó, nếu bạn muốn dọn dẹp nhà bếp, riêng quầy bếp thôi cũng đã tốn rất nhiều thời gian và công sức. Hãy thử nghĩ xem, bạn sẽ phải di chuyển hàng chục món đồ từ quầy bếp đến vị trí thích hợp trước khi lau dọn, đồng thời nếu không muốn chúng lây bẩn khắp nơi thì bạn cũng phải vệ sinh từng món đồ đó trước khi di chuyển….

Vì vậy, lời khuyên cho bạn là hãy nhìn kỹ quầy bếp và xem xét: Tôi có sử dụng thiết bị đó hàng ngày không? Cái ô này có cần thiết để trong nhà bếp không?… Nếu không, bạn đừng đặt nó trong nhà bếp hoặc di chuyển chúng sang chỗ khác ngay.

Xem thêm  Bỏ ngay 7 thói quen xấu dưới đây để có giấc ngủ ngon

Hãy để mọi vật ở vị trí đúng với mục đích sử dụng, nghiêm túc thực hiện nguyên tắc này chắc chắn bạn sẽ tạo được sự khác biệt đáng kể cho căn bếp.

{keywords}
Ảnh: Liz Calka

2. Để bát đĩa bẩn chất đống trong bồn rửa

Bạn càng để bát đĩa bẩn bám lâu, chúng càng khó làm sạch hơn. Theo các phân tích khoa học, thức ăn thừa khô đi, vết bẩn cứng lại sẽ càng trở nên khó làm sạch hơn, chưa kể đến việc nó tạo điều kiện cho vi khuẩn sinh sôi và phát triển. Do đó, tốt hơn hết là bạn nên rửa bát bằng tay hoặc bằng máy ngay sau khi sử dụng.

Nếu bạn cảm thấy không muốn làm điều đó ngay sau khi ăn thì hãy nhớ điều này: Các món ăn thừa, bẩn không được để hết vào bồn rửa. Bạn hãy vét sạch đồ thừa trên bát đĩa trước khi đặt chúng vào máy rửa bát hoặc xếp chồng lên nhau trong bồn.

Nếu bạn có xoong và chảo cần ngâm, hãy đổ đầy nước nóng và xà phòng rồi vớt chúng ra khỏi bồn rửa. Bằng cách đó, đến lúc rửa, bạn sẽ thực hiện công việc này dễ dàng hơn.

{keywords}
Ảnh: Faith Durand

3. Đồ dùng làm sạch của bạn là một đống hỗn độn

Đồ dùng làm sạch của bạn trông như thế nào? Bạn có nửa tá chai xà phòng rửa bát đã gần cạn, một vài miếng bọt biển đã rách…

Xem thêm  Chất liệu da "gây mê" chị em trong mùa lạnh

Lời khuyên là bạn không cần nhiều vật dụng đến thế. Hầu hết các công việc có thể được thực hiện chỉ với xà phòng rửa bát và một miếng vải sợi nhỏ. Việc có quá nhiều dụng cụ làm sạch không chỉ tốn diện tích nhà bếp mà còn khiến bạn lúng túng khi lựa chọn vật dụng hoặc sử dụng nhầm dụng cụ kém sạch, làm tăng nguy cơ lây lan vi khuẩn.

Do vậy, trước tiên, bạn hãy thu thập tất cả các dụng cụ vệ sinh nhà bếp và đánh giá lại xem cái nào cần dùng thì giữ lại, cất giữ nơi khô ráo, sạch sẽ. Đối với những những thứ như miếng bọt biển cũ, bàn chải cọ có dính thức ăn… hãy dứt khoát vứt bỏ.

{keywords}
Ảnh: Cambria Bold

4. Không dọn sạch dầu mỡ sau khi nấu nướng

Về cơ bản, mọi cách làm sạch nhà bếp đều cần bắt đầu ngay sau vết bẩn xuất hiện chứ đừng nên để lâu, dính két thì càng khó làm sạch. Chưa kể lâu ngày, căn bếp sẽ trở nên loang lổ, cũ kỹ, mất thẩm mỹ.

Cụ thể, cách tốt nhất để giữ sạch sẽ bếp núc là nhanh chóng lau sạch các chất tràn, bắn ra ngoài như: Sốt cà chua, dầu chiên, sợi mì ống… Nếu bạn làm sạch sớm, vết bẩn sẽ dễ dàng biến mất trả lại không gian sạch sẽ cho căn nhà.

{keywords}
Ảnh: Lucy Hewett

5. Các kệ, tủ bếp quá chặt chội hoặc bố trí không hợp lý

Mọi thứ phải ở đúng vị trí của nó! – Đó là một câu nói truyền thống trong việc sắp xếp đồ đạc. 

Nếu tủ bếp của bạn là một mớ hỗn độn, vô tổ chức thì dù bạn có bao nhiêu tủ vẫn sẽ không cất giữ hết được đồ đạc, tức là không tận dụng được hết không gian lưu trữ của tủ bếp. Chẳng hạn bạn lấy chai dầu ô liu ra để sử dụng nhưng khi xong việc bạn không tìm được chỗ để đặt nó trở lại.

Xem thêm  Bí kíp dọn nhà sạch boong trong vòng 15 phút

Rõ ràng nếu bạn để đồ đạc quá lộn xộn thì tất nhiên việc thu dọn sẽ khó hơn mức cần thiết. Vì vậy, hãy quy định vị trí để phù hợp cho từng món đồ và đảm bảo chúng luôn được sắp xếp một cách khoa học, đúng nơi đúng chỗ.

Nếu bạn thực sự thiếu tủ để chứa đựng đồ đạc, hãy xem xét bổ sung một số thiết bị tiết kiệm không gian hoặc tận dụng tường và sàn nhà để tăng không gian lưu trữ, giúp nhà bếp luôn gọn gàng.

Khi đó, việc dọn dẹp nhà bếp đương nhiên sẽ trở nên đơn giản và dễ dàng hơn rất nhiều.

{keywords}
Ảnh: Cambria Bold

Kim Anh (Theo The Kitchn)

11 mẹo giúp nhà bếp luôn sạch sẽ, thoáng khí

11 mẹo giúp nhà bếp luôn sạch sẽ, thoáng khí

11 mẹo dưới đây sẽ giúp căn bếp của bạn luôn sạch sẽ, thoáng khí. Hãy cùng tham khảo.