Việc tiết kiệm tiền sẽ trở nên dễ dàng hơn khi áp dụng 7 cách sau
Để quản lý tài chính cá nhân hiệu quả thì tiết kiệm tiền luôn là việc được các chuyên gia nhấn mạnh. Song trên thực tế, việc thực hiện điều này khó khăn hơn bạn nghĩ rất nhiều.
Bởi thế mà có không ít người đã phải từ bỏ kế hoạch tiết kiệm giữa chừng. Tuy nhiên, việc tiết kiệm tiền sẽ trở nên khả thi hơn nhiều nếu bạn có một kế hoạch khoa học. Những bí kíp được chia sẻ từ các chuyên gia tài chính dưới đây sẽ giúp bạn thực hiện việc đó.
1. Ghi lại chi tiêu
Bước đầu tiên để bắt đầu tiết kiệm tiền chính là ghi lại mọi khoản chi tiêu của bạn. Bạn cần biết tiền của bản thân đã được chi vào những khoản gì và số tiền đó là bao nhiêu.
Để thực hiện việc này, bạn có khá nhiều cách. Truyền thống nhất là sử dụng sổ và bút để ghi lại mọi khoản chi tiêu hàng ngày. Nếu bạn thấy cách này khá bất tiện thì cũng không sao, hiện nay có rất nhiều ứng dụng giúp bạn quản lý chi tiêu hàng ngày. Thậm chí chúng còn được sắp xếp theo từng hạng mục như thực phẩm, sức khỏe, thời trang, bảo hiểm… rất tiện lợi và dễ sử dụng.
2. Đưa khoản tiết kiệm vào kế hoạch tài chính cá nhân
Với những khoản chi tiêu đã được ghi lại cụ thể, bạn có thể dễ dàng lập kế hoạch tài chính cá nhân hàng tháng cho bản thân.
Kế hoạch tài chính cá nhân sẽ cho bạn biết tổng thu nhập, các khoản chi tiêu và số tiền còn dư. Từ đây, bạn có thể tính được số tiền bản thân có thể tiết kiệm trong mỗi tháng.
3. Cắt giảm chi tiêu
Sau khi nhìn vào kế hoạch tài chính cá nhân, nếu như số tiền tiết kiệm chưa như ý và muốn tăng thêm thì việc bạn cần làm tiếp theo chính là tính toán và cắt giảm những khoản chi tiêu không thực sự cần thiết.
Bỏ qua những khoản chi tiêu cố định hàng tháng như tiền nhà, tiền điện nước, bạn có thể cắt giảm đi các khoản chi tiêu cho ăn uống bên ngoài và một vài hoạt động giải trí khác.
Đôi khi, bạn sẽ bất ngờ về số tiền tiết kiệm tăng thêm khi cắt giảm những khoản chi tiêu không thực sự cần thiết đó.
4. Đặt ra mục tiêu tiết kiệm
Để tiết kiệm tiền hiệu quả, bạn cần đặt ra mục tiêu tiết kiệm. Điều này bao gồm các khoản tiết kiệm ngắn hạn và tiết kiệm dài hạn.
Các khoản tiết kiệm ngắn hạn có thể kể đến như khoản tiền để mua xe, mua nội thất hay quỹ khẩn cấp. Trong khi đó, các khoản tiết kiệm dài hạn sẽ là khoản tiền chi cho việc mua nhà hoặc tiền nghỉ hưu của bạn.
5. Xác định các ưu tiên tài chính cá nhân
Việc xác định ưu tiên tài chính sẽ quyết định số tiền tiết kiệm bạn phân bổ cho từng khoản. Thông thường những khoản tiết kiệm ngắn hạn sẽ luôn được đặt ở vị trí ưu tiên hơn các khoản tiết kiệm dài hạn.
Ví dụ, khi đã tiết kiệm đủ tiền cho quỹ khẩn cấp (thường là số tiền chi tiêu sinh hoạt trong khoảng từ 3 đến 6 tháng), bạn có thể dừng lại và phân bổ số tiền tiết kiệm cho các khoản tiết kiệm khác như sửa nhà, mua xe.
6. Chọn đúng cách tiết kiệm
Trong quá trình xây dựng các khoản tiết kiệm, bạn vẫn có thể khiến chúng tăng thêm nếu chọn được được hình thức tiết kiệm hợp lý. Phổ biến nhất và được nhiều người lựa chọn nhất hiện nay chính là gửi tiết kiệm ngân hàng.
Hãy xem xét thật kỹ lãi suất, rủi ro, thời gian để chọn được cách thức tiết kiệm tiền hợp lý nhất.
7. Tăng thêm tiền tiết kiệm
Nhìn vào số tiền tiết kiệm ít ỏi để ra được mỗi tháng có thể khiến bạn nhụt chí và không thể kiên trì lâu dài với kế hoạch bản thân đã xây dựng. Vì thế, bên cạnh việc tiết kiệm tiền, bạn cũng nên nghĩ cách tăng thêm số tiền tiết kiệm.
Cách tốt nhất để đạt được điều này là tăng thêm thu nhập và cắt giảm chi tiêu. Lúc này, số tiền mà bạn có thể tiết kiệm được trong mỗi tháng có thể sẽ tăng lên đáng kể và tạo động lực để bạn thành công với kế hoạch tiết kiệm tiền của cá nhân.
Biên tập viên
Bài mới nhất
- Chia sẻ 24720/11/2024Hướng dẫn bảo dưỡng máy giặt lồng ngang tại nhà đơn giản, hiệu quả
- Chia sẻ 24719/11/2024Cách bảo dưỡng máy giặt lồng đứng tại nhà hiệu quả nhất
- Chia sẻ 24719/11/2024Top 4 tủ lạnh samsung 4 cánh tốt, đáng mua hiện nay
- Chia sẻ 24719/11/2024Máy giặt nằm ngang là gì? Top 5 mẫu máy giặt nằm ngang tốt nhất hiện nay