theme-sticky-logo-alt
theme-logo-alt

Bánh giầy hay bánh dày? Cách làm bánh dày (bánh giầy) dẻo thơm cực dễ

Bánh giầy hay bánh dày? Từ nào đúng?

Theo nhà ngôn ngữ học Trần Chút (phó hiệu trưởng Trường ĐH Văn Hiến), ông cho biết: “bánh giầy” là từ biến âm của tiếng Việt cổ “bánh chì” ngày xưa (xưa: “ch” thì sau này biến thành “gi”, âm “i” thì sau này biến thành “ây”. Vì thế, viết “bánh giầy” là chính xác.

Ngoài ra, GS.TS Nguyễn Đức Dân (Trường ĐH Khoa học xã hội và nhân văn, ĐH Quốc gia TP.HCM) cũng cho biết: “Dùng từ “bánh giầy” là đúng như hướng dẫn của từ điển tiếng Việt” và GS.TS Nguyễn Đức Tồn, Viện trưởng Viện Ngôn ngữ học cũng đồng quan điểm chỉ duy nhất cách viết “bánh giầy” là đúng, không có biến thay cách viết tương tự.

Theo Từ điển tiếng Việt tường giải và liên tưởng của tác giả Nguyễn Văn Đạm, NXB Văn Hóa – Thông Tin, thì bánh giầy nghĩa là: bánh làm bằng xôi giã thật mịn. Từ điển tiếng Việt của tác giả Minh Tân – Thanh Nghị – Xuân Lãm, NXB Thanh Hóa: “Bánh giầy: bánh làm bằng xôi giã thật mịn, nặn thành hình tròn, dẹt, có khi có nhân đậu xanh”.

Đại từ điển tiếng Việt của tác giả Nguyễn Như Ý, NXB Văn Hóa – Thông Tin cũng giải thích: “Bánh giầy là bánh có hình tròn khum khum, màu trắng, rất dẻo, mịn mặt, làm bằng xôi trắng giã nhuyễn, khi ăn cặp với giò chả…”. Từ điển chỉ ghi nhận bánh giầy (Hội Khai Trí Tiến Đức, 1931:29), (Văn Tân, 1994:47, Hoàng Phê et al. 2006:35…) không có bánh dày, bánh dầy, bánh giày.

Cách làm bánh dày truyền thống nhân đậu xanh

Nguyên liệu

– Bột gạo: 30g

– Bột nếp: 180g

– Nước: 150ml

– Đường: 100g

– Đậu xanh: 100g

– 1 muỗng dầu ăn

– Muối 

Dụng cụ

– Chén, bát

– Muỗng

– Cối, chày

– Nồi, máy xay sinh tố, bếp gas hoặc bếp điện.

Các bước làm món làm bánh dày nhân đậu xanh

Hỗn hợp bột gạo và bột nếp là nguyên liệu chính tạo nên món bánh dày dẻo mịn

Bước 1: Trước tiên, bạn trộn bột nếp, bột gạo cùng 30g đường lại với nhau. Từ từ cho nước vào hỗn hợp bột rồi nhào cùng nửa muỗng dầu ăn đến khi thu được khối bột không dính tay. Để bột trong vòng 30 phút và chia thành 10-12 phần.

Xem thêm  Mẹo giúp bạn tươi mát ngày hè

Đậu xanh sau khi ngâm nở cần được giã nhuyễn

Bước 2: Đậu xanh ngâm nở rồi đem hấp khoảng 15 phút cho chín bở và giã nhuyễn bằng cối. Bạn cũng có thể sử dụng máy xay sinh tố có nhiều mức tốc độ cao để xay nhuyễn đậu xanh.

Vo tròn từng viên đậu xanh để làm nhân bánh món bánh dày đậu xanh

Bước 3: Trộn một nửa đậu xanh với dầu ăn và phần đường còn lại, bắc lên bếp gas để nhỏ lửa cho đường tan và đậu xanh se lại đến khi không dính tay thì vo thành 10-12 viên tròn nhỏ để làm nhân bánh. Nửa lượng đậu còn lại, bạn trộn tơi đều cùng một chút muối.

Tạo hình bánh giầy nhân đậu xanh trước khi đem đi hấp

Bước 4: Sau đó bạn ấn dẹt từng viên bột và cho nhân đậu xanh vào, rồi vo kín và tròn. Tiếp tục ấn hơi dẹt.

Công đoạn hấp bánh dày đậu xanh khá quan trọng

Bước 5: Bạn dùng lá chuối hoặc giấy bạc lót xuống đáy vỉ hấp, và nhớ không nên lót kín để hơi nước có thể bốc lên nhé. Sau đó, xếp bánh bên trên (như hình), hấp trong khoảng 15-20 phút. Bạn cần chú ý lau hơi nước trên nắp nồi trong quá trình hấp để giữ cho bánh khô, không bị nhão do hơi nước đọng lại và rơi xuống.

Bánh dày sau khi hấp nên lăn qua thêm lớp đậu xanh

Bước 6: Bánh chín lấy bánh ra đợi nguội bớt thì lăn chúng qua lớp đậu xanh cho đậu bám thành lớp mỏng đều xung quanh bánh. Bánh dày đậu xanh không để được lâu, nên bạn chỉ cần làm đủ cho số lượng người trong gia đình và sử dụng hết trong vòng 1-2 ngày.

Và đây là thành phẩm của bạn!

Bánh dày đậu xanh thơm ngon đã ra lò, cùng nếm thử hương vị nào!

>> Xem thêm: 8 Cách Làm Tokbokki Ăn Liền Chuẩn Vị Hàn Quốc

Cách làm bánh dày giò lụa

Nguyên liệu

– Bột nếp: 200g

– Bột gạo: 20g

– Sữa tươi không đường: 150 ml

– Chả giò lụa: 300g

– Lá chuối hoặc giấy nến

– Dầu ăn.

Bánh giầy kẹp chả lụa là món ăn yêu thích của nhiều người

Bánh giầy kẹp chả lụa là món ăn yêu thích của nhiều người

Các bước chế biến

Bước 1: Cho vào tô 200gr bột nếp, 20gr bột gạo và 150ml sữa tươi không đường, trộn đều hỗn hợp. Nhào bột đến khi được một khối dẻo mịn không dính tay là được.

Chế biến nguyên liệu đã chuẩn bị để có một món bánh giầy mềm mịn thơm ngon

Chế biến nguyên liệu đã chuẩn bị để có một món bánh giầy mềm mịn thơm ngon

Bước 2: Cắt lá chuối (hoặc giấy nến) thành hình vuông rồi phết 1 ít dầu ăn lên mặt lá chuối, để khi hấp bánh không dính vào lá chuối. Xếp bánh vào nồi xửng, chừa khoảng cách giữa các bánh để bánh không bị dính vào nhau. Đậy khăn lên xửng hấp trước khi đậy nắp để nước không bị rơi vào bánh. Hấp khoảng 8 – 10 phút đến khi bánh chuyển màu trắng đục.

Xem thêm  Mách nhỏ bí quyết chọn tủ bếp 'chuẩn không cần chỉnh' cho mọi gia đình

Bước 3: Lấy bánh giầy hấp xong ra, xoa thêm một chút dầu ăn lên mặt bánh rồi dùng một miếng lá chuối đậy lên trên để mặt bánh không bị khô. Sau đó bạn có thể trình bày và thưởng thức món bánh giầy nóng hỏi thơm ngon rồi.  

Thưởng thức món bánh giầy truyền thống thơm ngon chuẩn vị

Thưởng thức món bánh giầy truyền thống thơm ngon chuẩn vị

>> Xem nhanh: 3 Cách làm bánh khoai mỡ chiên giòn lâu

Cách làm bánh dày lá cẩm

Nguyên liệu

– 200g bột nếp

– 20g bột lá cẩm tím

– 200g sữa tươi không đường

– Lá chuối.

Cách bước chế biến

Bước 1: Bột lá cẩm tím hòa cùng nước sôi sau đó lọc rây lấy phần nước màu tím

Bước 2:  Gạo nếp vo sạch rồi ngâm với nước bột lá cẩm tím, ngâm ngập trong nước khoảng 6 tiếng. Gạo ngâm được đem vớt ra rửa sạch nước ngâm gạo, đem để ráo xóc cùng thêm 1 chút xíu muối. Mang gạo đem nghiền thành bột.

Bước 3:Cho hỗn hợp bột nghiền được vào túi vải rồi buộc lên cho chảy hết nước, chỉ còn lại bột nếp đặc đọng lại trong túi.

Thưởng thức món bánh giầy lá cẩm lạ mắt thơm ngon

Bước 4: Tạo hình và mang hấp đến khi bánh chín là bạn có thể thưởng thức ngay rồi

Kẹp cùng chả lụa hoặc làm thêm nhân ngọt nữa để thưởng thức bánh trọn vẹn nhé.

Giờ đây, bạn chẳng cần phải ra tiệm mua mà cũng có ngay những chiếc bánh dày thơm ngon để dâng lên ông bà tổ tiên rồi đấy! Đồng thời, những chiếc bánh dày tròn đầy, đậm vị ngọt ngào sẽ là món tráng miệng tuyệt vời để thưởng thức với gia đình.

>> Xem thêm: 3 Cách Làm Bánh Trung Thu Rau Câu Ngon, Thanh Mát

Cách làm bánh dày từ gạo nếp

Nguyên liệu

– Gạo nếp: 350g

– Mè rang: 2 muỗng canh

– Đậu xanh: 200g

– Lá dứa

– Dầu ăn

– Muối.

Bánh dày làm từ gạo nếp thơm ngon ăn cực “dính”

Cách bước chế biến

Bước 1: Nấu xôi

Nếp sau khi vo sạch đem ngâm qua đêm hoặc 8 tiếng để nếp được mềm rồi để ráo nước. Hấp xôi từ 30 đến 40 phút, trong quá trình hấp nên xới đều để xôi được chín đều.

Bước 2: Đánh nhuyễn xôi

Lấy một ít xôi chừa lại để kẹp vào bánh, số xôi còn lại đánh xôi nhuyễn mịn trong khi sôi còn nóng.

Bước 3: Nấu đậu xanh

Ngâm và rửa sạch đậu xanh khoảng 20 phút trước khi nấu. Nấu đậu xanh trong nồi cơm điện với ít lá dứa đến khi đậu chín nhừ. Sau đó xay nhuyễn đậu bằng máy xay sinh tố.

Xem thêm  10 mẹo mặc đẹp cho cô nàng chưa tới 1m60

Bước 4: Sên nhân đậu xanh

Cho ít dầu ăn vào chảo chống dính và bắt lên bếp, cho hết phần đậu xanh đã xay vào sên với lửa vừa. Sau đó vo đậu xanh thành viên nhỏ.

Bước 5: Kẹp bánh

Bạn lấy một ít xôi giã nhuyễn vào lòng bàn tay, vo tròn và ép dẹp để phần nhân đậu xanh vào trong. Túm gọn mép bột và ấn nhẹ nhân xuống. Cuối cùng lấy phần xôi chưa giã để ở giữa rồi gấp bánh lại.

Bước 6: Làm muối mè

Giã mè rang cùng ít muối và trộn đều sau đó

Bước 7: Thành phẩm

Món bánh dày có lớp vỏ dai dai và chút mềm, kết hợp cùng ít muối mè thơm và béo là món ăn vặt cũng như món bánh không dễ làm cho mọi nhà.

Và đó là tất cả những thông tin chia sẻ về bánh dày (bánh giầy) cũng như các cách chế biến món bánh dày ngon, dẻo thơm, mềm mịn để bạn có thể trổ tài thực hiện ngay tại nhà. Hãy theo dõi thêm các blog trên trang Nguyễn Kim để biết thêm nhiều cách làm món ngon khác nhé!

Câu hỏi thường gặp về bánh giầy (bánh dày)

Bánh giầy hay bánh dày, từ nào đúng?

Cách viết đúng chính tả là “bánh giầy”. Nhiều người thường viết sai thành “bánh dầy” do nhầm lẫn với từ “dày” có nghĩa là dày, mỏng. Tuy nhiên, theo quy tắc chính tả tiếng Việt hiện hành, cách viết “bánh giầy” là chuẩn xác nhất.

Bánh dày chứa bao nhiêu calo?

Lượng calo trong bánh dày phụ thuộc vào loại nhân bánh và kích thước bánh. Trung bình, 100g bánh dày có thể chứa lượng calo dao động từ 180 đến 370 calo.

Bánh dày làm từ gì?

Bánh dày truyền thống được làm từ những nguyên liệu chính gồm gạo nếp, muối, nước, nhân bánh (đậu xanh, dừa bào, thịt băm, giò lụa,…).

>> Hướng dẫn chế biến các món ngon khác:

5 Cách làm tokbokki phô mai chuẩn vị Hàn Quốc

3 Cách Làm Bánh Donut Chiên Cực Ngon Dễ Làm Tại Nhà

10 Cách Làm Bánh Trung Thu Chay Ngon Dễ Làm Tại Nhà

Cách Làm Củ Kiệu Chua Ngọt, Ngâm Đường Trắng Giòn Tại Nhà

Danh mục:Chia sẻ 247
Bài trước
5 mẹo làm đẹp giúp thay đổi hoàn toàn diện mạo
Bài sau
8 mẹo vặt trang trí nhà cửa đẹp lộng lẫy mà không tốn kém
15 49.0138 8.38624 1 0 4000 1 https://chiase247.com 300 0