Bí quyết ‘đánh bay’ mùi tanh của cá có thể bạn chưa biết
Bạn muốn ăn các món ăn được chế biến từ cá nhưng lại không biết làm thế nào để khử sạch mùi tanh của cá. Những bí quyết trong bài viết dưới đây sẽ giúp bạn đánh bay mùi tanh của cá, thưởng thức món ăn trọn vị.
Chọn nguyên liệu:
Bạn nên chọn cá còn tươi, ngon. Bởi cá tươi khi chế biến không những giúp món ăn hết mùi tanh mà còn mang lại vị ngọt của thịt cá. Nếu chọn cá đã bị ươn, rất khó để đánh bay mùi tanh của cá.
Sơ chế:
Cá khi mua về cần mổ bỏ lòng, mang, đánh vảy, cắt vây, bỏ màng đen trong bụng (phần màng đen trong bụng cá rất tanh) cắt khúc rồi rửa thật kỹ từ 2-3 lần.
Đối với cá chép, hai bên sườn cá có một sợi gân trắng tạo ra mùi tanh. Khi làm cá, bạn cắt sát mang một tí sẽ thấy đường gân đó lộ ra. Dùng tay lấy đường gân đó thì cá không còn mùi tanh nữa.
Khi sơ chế các loại cá da trơn như basa, cá hú,… bạn nấu một ít nước nóng đổ vào con cá rồi cạo sạch nhớt. Đảm bảo cá rất sạch mà không còn mùi tanh.
Ngâm rửa cá:
Rửa cá vào nước vo gạo: Ngâm vào nước vo gạo trong 15 phút, sau đó rửa lại bằng nước sạch và để ráo trước khi nấu.
Ngâm rửa với rượu, gừng: Rượu và gừng có tác dụng khử mùi hôi, tanh rất tốt vì thế bạn có thể dùng rượu và gừng để rửa cá, giúp cá hết mùi tanh, đảm bảo món ăn sẽ ngon hơn rất nhiều.
Ngâm rửa với nước muối: Muối cũng giúp giảm mùi tanh của cá. Dùng nước muối để rửa hay dùng muối hột xát lên cá hoặc ngâm cá đã làm sạch vào nước lạnh có pha ít giấm, hoặc trộn vào cá một ít hạt tiêu hay lá nguyệt quế. Như thế, khi nấu nướng, cá không còn mùi tanh.
Ngâm với nước chanh tươi: Dùng chanh tươi vắt lấy nước, ngâm cá khoảng vài phút sau đó làm sạch như bình thường. Cá sẽ sạch nhớt và không bị tanh. Nhưng lưu ý, không nên ngâm cá quá lâu sẽ mất vị tươi của cá.
Không đậy vung khi nấu
Khi nấu, các amin trong cá sẽ bị phân hủy, do đó không nên đậy nắp nồi để mùi tanh bốc hơi dễ dàng.
Tẩm ướp gia vị
Khi nấu, dùng gia vị có mùi thơm như tiêu, hành, ớt, gừng, rau răm, rau cần… để làm bớt mùi tanh. Nhưng lưu ý, riêng với gừng, không nên cho gừng sống vào cùng thời điểm với cá vì thịt cá sau khi bị nóng, lượng protein ở trong nước của con cá sẽ chảy ra cản trở tác dụng của gừng khử mùi tanh.
Vì vậy, sau khi cho mỡ nên cho cá vào trước, chờ cho cá nóng lên, sau khi chất protein ngưng kết tủa mới nên cho gừng sống vào. Lúc này, gừng sống mới có thể phát huy đầy đủ tác dụng khử mùi tanh.
Dùng những chất chua như khế, chanh, mẻ, giấm, me… nấu với cá sẽ làm bớt hoặc hết mùi tanh. |
Bạn có thể đổ một ít nước cốt chanh lên cá, cá sẽ bớt tanh hơn.
Trước khi rán, bạn cho cá vào ngâm cùng một ít sữa bò, như vậy sẽ làm cá hết mùi tanh và tăng thêm độ tươi.
Trước khi kho, nấu hay rán cá có thể ướp thêm 2 thìa rượu trắng. Sau khi chế biến cá sẽ hết mùi tanh đồng thời có mùi vị thơm hơn.
Sau khi sơ chế, chế biến xong
Sau khi đã sơ chế sạch cá, nếu trong nhà có sẵn nước trà, bạn chỉ việc rửa tay trong bát nước trà, mùi tanh sẽ tan biến rất nhanh.
Với dao thớt vừa làm cá, mùi tanh có thể lưu lâu hơn vì thế bạn có thể rửa bằng dấm chua hoặc rửa thớt trong nước vo gạo, sau đó tráng lại bằng nước nóng.
Với nồi, chảo kho, chiên cá, nếu mùi tanh vẫn không hết sau khi rửa bằng nước rửa chén, bạn có thể ngâm chúng vào nước trà khoảng 30 phút rồi rửa lại bằng nước lạnh.
Mẹo rán cá giòn tan ‘bất chấp’ mọi loại chảo Làm theo các bước dưới đây chắc chắn bạn sẽ có một đĩa cá vàng giòn, thơm ngon hơn ngoài hàng. |
(Theo Dân Việt)
Biên tập viên
Bài mới nhất
- Chia sẻ 24706/12/2024Hướng dẫn cách sử dụng máy giặt Electrolux hiệu quả
- Chia sẻ 24705/12/2024Vì sao trên muôi xới cơm có những chấm tròn và tiết lộ ít người biết
- Chia sẻ 24704/12/2024Kích thước tivi 65 inch là bao nhiêu? Cách chọn tivi 65 inch phù hợp
- Chia sẻ 24703/12/2024Giải thích lỗi U12 trên máy giặt Panasonic: Nguyên nhân và cách khắc phục