Hướng dẫn vệ sinh máy lạnh âm trần tại nhà chi tiết, đơn giản nhất
Vì sao cần phải vệ sinh máy lạnh âm trần?
Tác động của việc không vệ sinh máy lạnh âm trần
Nếu không vệ sinh máy lạnh âm trần thường xuyên, sẽ dẫn đến một số hậu quả sau:
- Giảm hiệu quả làm mát: Bụi bẩn bám trên dàn lạnh và dàn nóng sẽ làm cản trở quá trình trao đổi nhiệt, khiến cho máy lạnh làm mát kém hiệu quả. Bên cạnh đó, vì bụi bẩn bám nhiều nên máy lạnh phải hoạt động liên tục với công suất cao để duy trì nhiệt độ cài đặt, dẫn đến hao phí điện năng.
- Tăng nguy cơ hư hỏng: Chất bẩn bám lâu ngày trên máy lạnh có thể làm tắc nghẽn các đường ống dẫn gas, dẫn đến tình trạng thiếu gas, máy lạnh không lạnh, máy lạnh kêu to….
- Ảnh hưởng đến sức khỏe: Khi sử dụng máy lạnh không được vệ sinh, vi khuẩn, nấm mốc sẽ theo luồng gió thổi vào phòng, gây ra các bệnh về đường hô hấp như ho, hen suyễn, viêm mũi dị ứng…
Lợi ích của việc vệ sinh máy lạnh âm trần thường xuyên
Lợi ích của việc thực hiện theo hướng dẫn vệ sinh máy lạnh âm trần định kỳ là:
- Nâng cao hiệu quả vận hành như năng suất làm lạnh, tuổi thọ,… và tiết kiệm điện năng.
- Mang lại bầu không khí trong lành, không chứa bụi bẩn, vi khuẩn.
- Giữ cho máy luôn sáng bóng như mới, tăng tính thẩm mỹ cho không gian.
- Khắc phục kịp thời các lỗi tiềm ẩn dẫn đến hư hỏng nặng.
Xem thêm: Máy Lạnh Công Nghiệp Âm Trần Là Gì? Ưu Và Nhược Điểm
Khoảng bao lâu nên vệ sinh máy lạnh âm trần?
Tần suất vệ sinh máy lạnh âm trần
Thời gian vệ sinh máy lạnh định kỳ thường là 3 – 6 tháng/lần. Trong trường hợp máy được lắp đặt trong môi trường nhiều bụi bẩn, hãy rút ngắn thời gian vệ sinh xuống 3 – 4 tháng/lần.
Yếu tố ảnh hưởng đến tần suất vệ sinh
Ngoài yếu tố môi trường, thì các dấu hiệu của máy lạnh dưới đây cũng cần được bạn thực hiện vệ sinh và bảo trì kịp thời:
- Giảm hiệu quả làm lạnh dù đã chỉnh nhiệt độ rất thấp
- Tăng hao phí điện năng
- Mùi hôi khó chịu tỏa ra từ máy lạnh khi mới khởi động.
Xem thêm: Máy lạnh 1 ngựa là gì? Có làm mát hiệu quả không?
Những điều cần lưu ý trước khi vệ sinh máy lạnh âm trần
- Ngắt kết nối nguồn điện: Đây là bước đầu tiên và quan trọng nhất để đảm bảo an toàn trong quá trình vệ sinh. Tắt nguồn điện ít nhất 5 tiếng trước khi vệ sinh để đảm bảo toàn bộ điện tích trong máy được giải phóng.
- Kiểm tra hoạt động sau khi vệ sinh: Bật máy lạnh và kiểm tra xem nó có hoạt động bình thường hay không. Nếu phát hiện bất kỳ vấn đề nào, hãy liên hệ với dịch vụ bảo trì chuyên nghiệp.
- Bảo vệ cánh quạt tản nhiệt: Khi vệ sinh, xịt nước theo chiều xuôi của cánh quạt để không làm chúng bị hư hỏng hoặc thay đổi hình dạng.
- Chọn chất tẩy rửa phù hợp: Sử dụng dung dịch vệ sinh chuyên dụng cho máy lạnh để tránh làm hỏng các bộ phận của máy.
- Cẩn thận với mạch điện: Hạn chế để nước dính vào mạch điện vì sẽ làm hỏng bo mạch, làm máy lạnh không hoạt động.
Xem thêm: 3 Cách Bật Điều Hòa Khi Bị Mất Remote Máy Lạnh
Quy trình vệ sinh máy lạnh âm trần tại nhà
Đối với dàn lạnh
Bước 1: Tháo rời các bộ phận
Trước tiên, di chuyển đồ đạc dưới khu vực máy lạnh để đảm bảo không gian vệ sinh. Sau đó, tháo mặt nạ và lưới lọc cẩn thận để tiến hành vệ sinh. Tiếp tục tháo bo mạch và dùng cọ nhỏ quét sạch bụi bẩn bám trên đó.
Bước 2: Vệ sinh dàn lạnh
Treo bạt che chắn xung quanh máy lạnh âm trần để giữ vệ sinh cho khu vực xung quanh. Sử dụng dung dịch vệ sinh chuyên dụng xịt rửa lần lượt lưới lọc, dàn lạnh và các bộ phận bên trong. Sau khi xịt rửa, dùng khăn khô thấm hết nước và có thể hỗ trợ sấy khô bằng máy sấy để đảm bảo mọi linh kiện đều được làm khô hoàn toàn.
Bước 3: Hoàn tất vệ sinh và lắp đặt lại
Lau khô các linh kiện bên trong máy lạnh, rồi lắp lại như ban đầu.
Xem thêm: Tại sao dàn nóng không được “chung một nhà” với dàn lạnh?
Đối với dàn nóng
Việc vệ sinh dàn nóng đơn giản hơn nhưng cần sự kỹ lưỡng vì đây là thiết bị đặt ngoài trời. Cách vệ sinh dàn nóng thể hiện cụ thể qua các bước bên dưới:
- Bước 1: Tháo lớp vỏ bao bọc bên ngoài dàn nóng một cách cẩn thận.
- Bước 2: Sử dụng vòi xịt nước để rửa sạch bụi bẩn bám trên quạt, dàn ngưng tụ và mặt nạ của dàn nóng. Thực hiện với thao tác nhẹ nhàng để tránh làm hư hỏng các bộ phận bên trong dàn nóng.
- Bước 3: Sau khi rửa các bộ phận bên trong, tiến hành vệ sinh bên ngoài dàn nóng. Dùng khăn mềm lau sạch bụi bẩn bám trên vỏ máy và các khe hở.
- Bước 4: Dùng máy sấy để hong khô hoàn toàn các bộ phận vừa vệ sinh.
- Bước 5: Lắp các bộ phận trở lại vị trí cũ, sau đó tiến hành kiểm tra lại xem đã lắp đặt đầy đủ và chắc chắn hay chưa để đảm bảo an toàn khi sử dụng.
Xem thêm: Tìm hiểu nguyên nhân và khắc phục cục nóng máy lạnh không hoạt động
Hy vọng rằng phần thông tin phía trên sẽ giúp bạn có thể tự vệ sinh máy lạnh âm trần tại nhà. Tuy nhiên đây cũng là một quy trình khá phức tạp, nếu bạn không có chuyên môn hãy nhờ gọi nhữngnơi vệ sinh máy lạnh âm trần để được hỗ trợ nhanh chóng. Đừng quên ghé thăm website Nguyễn Kim thường xuyên để cập nhật các tips chăm sóc đồ dùng điện máy mới nhất nhé.
Nếu bạn muốn được tư vấn thêm về những dòng sản phẩm điện thoại, laptop,… hiện đang có tại Nguyễn Kim, hãy liên hệ ngay với chúng tôi qua những kênh sau đây để được hỗ trợ nhanh nhất:
Hotline:1800 6800 (miễn phí)
Email:nkare@nguyenkim.com
Chat:FacebookNguyenKim (nguyenkim.com) hoặc Website Nguyenkim.com
Trung tâm mua sắm Nguyễn Kim trên toàn quốc
Biên tập viên
Bài mới nhất
- Chia sẻ 24720/11/2024Hướng dẫn bảo dưỡng máy giặt lồng ngang tại nhà đơn giản, hiệu quả
- Chia sẻ 24719/11/2024Cách bảo dưỡng máy giặt lồng đứng tại nhà hiệu quả nhất
- Chia sẻ 24719/11/2024Top 4 tủ lạnh samsung 4 cánh tốt, đáng mua hiện nay
- Chia sẻ 24719/11/2024Máy giặt nằm ngang là gì? Top 5 mẫu máy giặt nằm ngang tốt nhất hiện nay