– Nếu vô tình làm rơi smartphone xuống nước, bạn có thể áp dụng những mẹo vặt sau để “cấp cứu” và tăng khả năng sống sót cho điện thoại.

Mẹo vặt cho cuộc sống thêm nhẹ nhàng
Bỏ túi những mẹo vặt cực hay ho, hữu ích khi đi cắm trại
Mẹo vặt: Vô số lợi ích từ những thứ đồ bỏ đi trong nhà

Tương tự như các thiết bị điện tử khác, smartphone cũng rất dễ bị hư hỏng khi gặp nước, ngoại trừ một số ít mẫu có khả năng kháng nước như Note 7 hoặc iPhone. Bên cạnh những giải pháp bảo vệ đơn giản như túi chống nước, ốp lưng (case), người dùng cũng nên nằm lòng những mẹo hay sau để “cấp cứu” điện thoại khi cần thiết.

{keywords}

1. Tắt điện thoại 

Ngay khi thiết bị rớt xuống nước, bạn hãy tìm cách lấy smartphone lên càng nhanh càng tốt, điều này sẽ giúp tăng thêm cơ hội sống sót cho máy. Sau đó bạn hãy tắt nguồn, tháo pin (nếu có thể) và đặt thiết bị trên khăn bông hoặc khăn giấy.

Một số việc không nên làm:

– Không lắc hoặc thổi thiết bị, điều này sẽ khiến nước vào sâu hơn. Đặc biệt, không dùng máy sấy để làm khô smartphone.

– Không đặt điện thoại vào nơi quá lạnh hoặc quá nóng bởi việc nhiệt độ thay đổi đột ngột cũng sẽ khiến smartphone dễ hư hỏng hơn. 

2. Gỡ các thành phần bên trong điện thoại

Bạn hãy gỡ pin, thẻ SIM và thẻ nhớ ra khỏi smartphone (nếu có) và đặt toàn bộ trên khăn giấy để nước được thấm hết.

Xem thêm  6 mẹo vệ sinh giày da sạch bóng dễ làm hiệu quả

3. Hãy thử làm khô bên ngoài bằng khăn giấy

Bạn hãy sử dụng khăn giấy để lau khô bên ngoài, di chuyển nhẹ nhàng xung quanh thiết bị để tránh nước lọt sâu vào bên trong. Không dùng miệng hoặc các bình khí nén để thổi.

4. Làm khô bằng máy hút bụi 

Tất nhiên sẽ có những khu vực khăn giấy không thể lau tới, thay vào đó, bạn nên dùng máy hút bụi để hút nước ra ngoài. 

5. Sử dụng gói hút ẩm hoặc gạo

Ngoài việc áp dụng các phương pháp trên, bạn có thể cắt các túi chống ẩm (có rất nhiều bên trong các hộp đựng đồ điện tử) và đổ vào một hộp nhựa, sau đó đặt smartphone vào bên trong. 

Nếu không có hạt chống ẩm, bạn có thể sử dụng gạo để thay thế, đặt điện thoại vào thùng gạo và để khoảng 2-3 ngày cho đến khi nước bị hút ra hoàn toàn.

Sau vài ngày, bạn hãy gắn pin, thẻ nhớ và SIM vào lại smartphone, thử thực hiện cuộc gọi để xem tai nghe, micro và loa có hoạt động bình thường hay chưa. Nếu chưa, có lẽ bạn cần phải mang smartphone đến những nơi uy tín và nhờ họ sửa chữa.

{keywords}

Đối với smartphone nguyên khối, người dùng có thể áp dụng giải pháp mà BBC Focus đưa ra là nhúng ngập điện thoại trong cồn nguyên chất trong thời gian không quá hai phút.

Xem thêm  Bạn có tắm, gội đúng cách?

Cồn sẽ giúp loại bỏ nước trong thiết bị, đồng thời cồn sẽ nhanh chóng bay hơi khi vớt thiết bị ra ngoài. Tuy nhiên, cồn rất dễ cháy, vì vậy khi thực hiện cách này bạn phải hết sức thận trọng. Khuyến cáo người dùng không nên tự thực hiện thao tác này nếu không có sự hỗ trợ từ người có kinh nghiệm. 

Cũng theo BBC Focus, thói quen vùi smartphone trong gạo cũng khá hay, do gạo có khả năng hút ẩm. Tuy nhiên, người dùng phải chú ý sao cho các hạt gạo không lọt vào các cổng kết nối của thiết bị.

Biết được những mẹo vặt hay xử lý smartphone bị vào nước, bạn có thể tự mình sửa chữa khi điện thoại ướt nước mà không cần đem đến “bác sĩ”.

Thành Luân (tổng hợp)