theme-sticky-logo-alt
theme-logo-alt

SSL là gì? Tìm hiểu chi tiết về chứng chỉ số SSL và cách phân loại

SSL là gì?

SSL (viết tắt của Secure Sockets Layer), một công nghệ bảo mật tiêu chuẩn cho truyền thông giữa máy chủ Web server và trình duyệt. Tiêu chuẩn này đảm bảo tính riêng tư và toàn vẹn trong quá trình truyền tải giữa máy chủ và các trình duyệt của người dùng. Đồng thời, SSL còn giúp mã hóa thông tin, dữ liệu để ngăn chặn việc truy cập trái phép và bảo vệ người dùng khỏi những cuộc tấn công đánh cắp dữ liệu cá nhân.

SSL đang được sử dụng rộng rãi cho hàng triệu trang website trên toàn thế giới (Nguồn: Internet)

Xem thêm: Làm sao để biết ứng dụng bạn sắp tải về điện thoại là “hàng fake”?

Tìm hiểu ưu và nhược điểm của SSL

Sau khi tìm hiểu về SSL là gì, hãy cùng xem những ưu và nhược điểm của chứng chỉ này ngay trong phần nội dung dưới đây:

Ưu điểm

Chứng chỉ SSL (Secure Sockets Layer) mang lại nhiều lợi ích quan trọng cho việc bảo mật trang web và giao tiếp trực tuyến, cụ thể như sau:

  • Xác thực website và bảo mật giao dịch: SSL giúp xác thực danh tính của trang website và đảm bảo rằng dữ liệu truyền tải giữa máy chủ web và trình duyệt được mã hoá, ngăn chặn việc truy cập trái phép.
  • Nâng cao hình ảnh và uy tín của thương hiệu, doanh nghiệp: Độ uy tín của SSL làm người dùng cảm thấy an tâm hơn khi giao dịch thông qua những trang website sử dụng công nghệ này.
  • Bảo mật webmail: SSL đảm bảo rằng thông tin gửi qua email và các ứng dụng truyền thông nội bộ như Outlook Web Access, Exchange,…. được mã hoá và an toàn.
  • Bảo mật truy cập control panel: SSL đảm bảo rằng việc quản lý trang website qua control panel được thực hiện một cách an toàn.
  • Bảo mật VPN: SSL cũng được sử dụng trong việc thiết lập kết nối VPN để đảm bảo tính riêng tư và bảo mật trong việc truyền tải dữ liệu giữa các máy tính.
SSL thúc đẩy thương mại điện tử và các giao dịch trực tuyến an toàn (Nguồn: Internet)

Nhược điểm

Chứng chỉ SSL vẫn còn một số hạn chế như sau:

  • Chi phí cao: Thiết lập một cơ sở hạ tầng đáng tin cậy trong SSL đòi hỏi đầu tư chi phí cao.
  • Hiệu suất: Mã hóa thông tin trước khi truyền đi đòi hỏi sử dụng tài nguyên máy chủ nhiều hơn so với việc truyền thông tin không được mã hóa. Sự khác biệt hiệu suất này thường chỉ đáng kể đối với các trang web có lượng truy cập lớn và có thể được giải quyết bằng cách sử dụng phần cứng mạnh hơn.
Những nhược điểm của SSL là không đáng kể so với tầm quan trọng của việc bảo mật website và dữ liệu (Nguồn: Internet)

Xem thêm: Cách phân biệt và sử dụng an toàn 2 giao thức http và https trên máy tính

Xem thêm  Mẹo đánh bay mọi vết bẩn trong nhà

Phân loại SSL

Chứng chỉ SSL có một số phân loại dựa trên mức độ xác thực và tính năng, cụ thể như sau:

Domain Validation (DV SSL)

Domain Validation (DV-SSL) là chứng thư xác thực tên miền. Chứng thư này thường được sử dụng cho cá nhân với khả năng mã hóa cơ bản và có giá thành thấp. Đặc biệt, chứng thư này chỉ yêu cầu xác minh quyền sở hữu tên miền và quá trình xác minh cũng diễn ra nhanh chóng.

Với chứng thư Domain Validation, trang web của bạn sẽ hiển thị một “ổ khóa màu vàng” và được bảo vệ trong các giao dịch thương mại điện tử như: thông tin đăng nhập, email trực tuyến, lưu lượng mạng và các dịch vụ trực tuyến khác.

Chứng chỉ Domain Validation thích hợp cho các trang web cá nhân, blog, và dự án nhỏ (Nguồn: Internet)

Organization Validation (OV SSL)

Organization Validation (OV-SSL) là chứng thư xác thực tổ chức, thường được áp dụng cho các tổ chức và doanh nghiệp đáng tin cậy. Chứng thư số này này giúp xác minh tính hợp lệ của trang website và xác thực thông tin về doanh nghiệp sở hữu trang web đó. Tương tự như Domain Validation, chứng chỉ Organization Validation cũng giúp đảm bảo an toàn trong các giao dịch thương mại điện tử, thông tin đăng nhập, email trực tuyến,…

Chứng chỉ Organization Validation thích hợp cho các doanh nghiệp, tổ chức, và trang web thương mại (Nguồn: Internet)

Extended Validation (EV SSL)

Extended Validation là loại chứng thư số cung cấp mức độ bảo mật cao nhất và xác thực pháp lý cho các trang website. Chứng thư này chỉ dành cho tổ chức và doanh nghiệp hoạt động và tuân thủ nghiêm ngặt các quy định của tổ chức CA-Browser Forum trong quá trình xác minh doanh nghiệp.

Xem thêm  NƯỚC MẮM THÁI LONG YẾN TIỆC - THƠM NGON THƯỢNG HẠNG

Khi người dùng truy cập vào các trang website được trang bị chứng chỉ Extended Validation thì thanh địa chỉ sẽ chuyển sang màu xanh lá cây và hiển thị tên của doanh nghiệp sở hữu trang web để giúp tăng độ tin cậy của trang web đối với người dùng.

Chứng chỉ Extended Validation thích hợp cho các trang web giao dịch tài chính, ngân hàng, và thương hiệu lớn (Nguồn: Internet)

Subject Alternative Names (SANs SSL)

Subject Alternative Names (SANs SSL) là một giải pháp bảo mật tiên tiến được thiết kế cho các ứng dụng Communication của Microsoft như Microsoft Exchange Server, Microsoft Office Communications, Lync. Ngoài ra, SANs còn là lựa chọn tiết kiệm cho các môi trường khác như Share Hosting và QA Testing. Chứng chỉ này có thể bảo vệ lên đến 40 tên miền và máy chủ, nhờ vậy mà việc cài đặt và sử dụng và quản lý chứng thư số SSL trở nên dễ dàng hơn.

Wildcard SSL Certificate (Wildcard SSL)

Wildcard SSL Certificate là loại chứng chỉ dành riêng cho các trang website có nhu cầu sử dụng SSL cho nhiều subdomain khác nhau. Điểm khác biệt của Wildcard SSL so với các loại SSL thông thường là nó có thể bảo vệ không giới hạn số lượng tên miền phụ so với một chứng chỉ SSL duy nhất. Điều này giúp tiết kiệm thời gian và chi phí cho các trang web có nhiều subdomain.

Xem thêm: Đâu Là Cách Bảo Mật Tối Ưu Trên Các Dòng Máy Tính Windows?

Xem thêm  Biến tấu với kẻ sọc

Hướng dẫn cài đặt SSL

Để cài đặt chứng chỉ SSL cho website của bạn, bạn cần tuân theo các bước sau đây:

  • Bước 1: Đặt địa chỉ IP riêng cho máy chủ của mình. Tiếp theo, mua chứng chỉ SSL bằng cách đăng ký với các nhà cung cấp đáng tin cậy.
  • Bước 2: Kiểm tra xem nhà cung cấp dịch vụ lưu trữ website (web host) của bạn có hỗ trợ kích hoạt chứng chỉ tự động hay không. Nếu có, hãy sử dụng tính năng này để kích hoạt chứng chỉ SSL nhanh chóng.
  • Bước 3: Kích hoạt chứng chỉ SSL và áp dụng nó cho trang website bằng cách sao chép mã chứng chỉ rồi dán nó vào bảng điều khiển web host.
  • Bước 4: Sau khi bạn đã cài đặt chứng chỉ SSL cho website, bạn cần thực hiện một số cấu hình để đảm bảo rằng trang web hoạt động tốt và chính xác với chứng chỉ SSL.

Chỉ vài bước đơn giản như trên, bạn đã có thể đăng ký và cài đặt thành công chứng chỉ SSL cho website của mình rồi đấy.

Hi vọng thông qua bài viết trên đây sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn SSL là gì cũng như biết cách để cài đặt chứng chỉ này một cách hiệu quả. Đừng quên ghé thăm website Nguyễn Kim thường xuyên để cập nhật nhiều tin tức công nghệ mới nhất nhé.

Nếu bạn muốn được tư vấn thêm về những dòng [TÊN SẢN PHẨM] hiện đang có tại Nguyễn Kim, hãy liên hệ ngay với chúng tôi qua những kênh sau đây để được hỗ trợ nhanh nhất:

Hotline:1800 6800 (miễn phí)

Email:nkare@nguyenkim.com

Chat:FacebookNguyenKim (nguyenkim.com) hoặc Website Nguyenkim.com

Trung tâm mua sắm Nguyễn Kim trên toàn quốc

Danh mục:Chia sẻ 247
Bài trước
Trang trí đầu giường cho phòng ngủ thêm lung linh
Bài sau
HTTP là gì? Tìm hiểu về đặc điểm và cách vận hành của HTTP
15 49.0138 8.38624 1 0 4000 1 https://chiase247.com 300 0