theme-sticky-logo-alt
theme-logo-alt

Nghi thức cúng ông Công ông Táo đầy đủ, chi tiết nhất 2024

Cúng ông Công ông Táo 2024 là ngày nào?

Theo truyền thống dân gian Việt Nam, ngày Tết ông Công ông Táo là ngày 23 tháng Chạp, tương đương với ngày 23/12 âm lịch hàng năm. Lễ cúng ông Công ông Táo năm 2024  sẽ diễn ra vào thứ Sáu ngày 02/02/2024 dương lịch.

Theo quan niệm dân gian, đây là thời điểm các vị thần cai quản sẽ cưỡi cá chép lên trời để báo cáo với Ngọc Hoàng về tất cả các hành động tốt và xấu của con người trong một năm, từ đó thiên đình sẽ định đoạt công tội và thưởng phạt theo quyết định của Ngọc Hoàng.

Dưới đây là một số ngày được coi là lựa chọn tốt để cúng ông Công ông Táo trong năm 2024:

  • Ngày 21 tháng Chạp (31/01/2024 dương lịch): thứ tư  giờ Ngọ 11-13h là giờ tốt nhất trong ngày.
  • Ngày 23 tháng Chạp (02/02/2024 dương lịch): thứ sáu giờ Thìn 7-9h là giờ tốt nhất trong ngày.

Cúng ông Công ông Táo là ngày nào (Nguồn: Internet)

Xem thêm:

Cúng tất niên Giáp Thìn 2024: Bài cúng, mâm cúng, nghi thức cúng

Tết Nguyên Đán Là Gì? Nguồn Gốc Và Ý Nghĩa Của Ngày Tết Nguyên Đán

Mâm cúng giao thừa trong nhà, ngoài trời bao gồm những gì?

Hướng dẫn cách cúng ông Công ông Táo

Trong lễ cúng ông Công ông Táo theo truyền thống, người Việt thường chuẩn bị một loạt vật phẩm linh thiêng để thể hiện lòng tôn kính và mong ước hạnh phúc cho năm mới. Cụ thể:

Lễ vật cúng ông Công ông Táo

  • Mũ táo quân: gồm 2 mũ ông và 1 mũ bà. Trong đó, mũ cho các ông thì có hai cánh chuồn, còn mũ Táo bà không có cánh chuồn. 
  • Cá chép: Để cúng ông Công ông Táo và đưa họ về chầu trời theo truyền thống, mỗi gia đình cần chuẩn bị ba con cá chép đỏ và thả chúng vào chậu nước, đặt gần mâm cỗ cúng. Cá chép ở đây mang ý nghĩa tượng trưng cho “cá chép hóa rồng”. Ngoài ra, theo quan niệm của người xưa, cá chép chính là phương tiện để ông Táo lên trời.
Xem thêm  4 kiểu áo mang lại vẻ cuốn hút cho nàng bắp tay to

Lưu ý: Khi chọn cá, bạn nên chạm nhẹ vào mặt nước và chọn những con cá có phản ứng nhanh, quẫy mạnh để đảm bảo chúng đạt trạng thái tốt. Khi mang cá về nhà, bạn nên thả chúng vào một chậu hoặc bát nước sạch, tránh việc sử dụng tay vớt cá nhiều lần từ chỗ này sang chỗ khác để tránh gây stress cho cá. Khi thả cá vào môi trường tự nhiên như ao, hồ, sông, suối, bạn nên chọn những nơi có nước chưa bị ô nhiễm. Quan trọng nhất, khi thả cá, hãy xuống tận mép nước để thả, tránh việc đứng từ cao ném hoặc hất cá xuống, giữ cho quá trình thả cá diễn ra một cách nhẹ nhàng và thể hiện thái độ tôn trọng với vật phẩm lễ cúng.

Lễ vật cúng ông Công ông Táo (Nguồn: Internet)

Xem thêm: Ngày 5/5 là ngày gì? Nguồn gốc và ý nghĩa ngày Tết Đoan Ngọ

Mâm cúng ông Táo đơn giản

Mâm cúng ông Táo cơ bản gồm có: gạo, muối, thịt luộc, canh mọc, xôi, chè, hoa quả, trà sen, rượu, cau, lá trầu, hoa đào, hoa cúc, giấy tiền, vàng mã. Tuy nhiên, tùy vào điều kiện của từng gia đình và nét văn hóa vùng miền thì các món ăn lại có sự thay đổi để phù hợp hơn. 

Bên cạnh đó, việc lựa chọn vị trí đặt mâm cúng cũng rất quan trọng trong lễ cúng ông Táo. Mâm cúng cần được đặt trang trọng, thường là ở vị trí bàn thờ gia tiên hoặc bàn thờ riêng dành cho ông Táo nhằm thể hiện lòng thành kính và tôn trọng đối với thần linh.

Mâm cúng ông Công ông Táo (Nguồn: Internet)

Xem thêm: Mâm Ngũ Quả Ngày Tết 2024: Ý Nghĩa Và Cách Trưng Bày Theo Kiểu Truyền Thống

Thứ tự cúng ông Công ông Táo năm 2024

  • Chuẩn bị mâm cỗ và lễ vật cúng ông Công ông Táo
  • Thắp nhang và đọc bài khấn tiễn, tỏ lòng tôn kính ông Công ông Táo.
  • Đợi hương tàn, thắp thêm một tuần hương nữa sau đó đốt giấy tiền vàng mã.
  • Cuối cùng, thả cá chép ra ao, hồ, sông, suối đưa ông Táo về trời.
Xem thêm  Cách nhận biết trứng để quá lâu

Cúng ông Công ông Táo giờ nào là tốt?

Theo các chuyên gia phong thuỷ, việc cúng ông Táo nên được tiến hành trước 12h trưa của ngày 23 tháng Chạp năm Quý Mão trước khi ông Táo bay về trời để báo cáo Ngọc Hoàng. Đối với năm 2024, bạn nên chọn khung giờ từ 11 giờ đến 13 giờ vì đây được xem là khoảng thời gian thuận lợi để thực hiện nghi lễ.

Các khung giờ tốt để cúng ông Công ông Táo năm 2024 vào ngày 23 tháng Chạp bao gồm:

  • Mậu Tý (23h-1h): Thanh Long
  • Kỷ Sửu (1h-3h): Minh Đường
  • Nhâm Thìn (7h-9h): Kim Quỹ
  • Quý Tỵ (9h-11h): Bảo Quang

Sau khi hoàn thành lễ cúng, bạn chỉ cần đợi nhang tàn, sau đó có thể sử dụng bếp nấu ăn trở lại như bình thường. Điều này giúp tối ưu hóa năng lượng tích cực từ lễ cúng và đảm bảo sự thuận lợi và an lành cho gia đình trong năm mới.

Ngày giờ đẹp để cúng ông Táo (Nguồn: Internet)

Xem thêm: Bí Quyết Mua Sắm Tết Thông Minh, Tiết Kiệm Cho Gia Đình

Văn khấn ông Công ông Táo cổ truyền

Theo Văn khấn cổ truyền Việt Nam – NXB Văn hóa Thông tin, bài văn khấn cổ truyền cúng ông Công ông Táo như sau:

Nam mô a di đà Phật! (3 lần)

Con lạy chín phương Trời, mười phương Chư Phật, Chư Phật mười phương

Con kính lạy Ngài đông trù Tư mệnh Táo phủ Thần quân.

Tín chủ (chúng) con là: ……………

Ngụ tại:…………

Hôm nay, ngày 23 tháng Chạp tín chủ chúng con thành tâm sắp sửa hương hoa phẩm luật, xiêm hài áo mũ, kính dâng tôn thần. Thắp nén tâm hương tín chủ con thành tâm kính bái.

Chúng con kính mời ngài Đông trù Tư mệnh Táo phủ Thần quân hiển linh trước án hưởng thụ lễ vật.

Cúi xin Tôn thần gia ân xá tội cho mọi lỗi lầm trong năm qua gia chủ chúng con sai phạm. Xin Tôn thần ban phước lộc, phù hộ toàn gia chúng con, trai giá, già trẻ sức khỏe dồi dào, an khang thịnh vượng, vạn sự tốt lành.Chúng con lễ bạn tâm thành, kính lễ cầu xin, mong Tôn thần phù hộ độ trì.

Nam mô a di đà Phật! (3 lần)

Những điều cần lưu ý khi tiến hành nghi lễ cúng ông Công ông Táo

  • Trước 12h ngày 23 tháng Chạp là thời điểm lý tưởng để tiến hành lễ cúng ông Công ông Táo.
  • Trong lễ cúng, việc ăn mặc kín đáo và sạch sẽ là quan trọng thể hiện lòng tôn kính của gia chủ đối với các vị quan thần.
  • Khi đọc văn khấn, cần thực hiện với thái độ trang nghiêm, giọng đọc to, rõ ràng và rành mạch, tôn trọng lễ nghi và ý nghĩa của các bài văn khấn.
  • Đặt mâm cúng ở bàn thờ gia tiên hoặc lập bàn thờ Táo quân riêng, tránh đặt ở dưới bếp để tạo không gian linh thiêng và trang trọng.
  • Khi thả cá chép, hành động nên diễn ra nhẹ nhàng, thả cá ở mép nước, không nên ném cá từ trên cao xuống.
Xem thêm  Một phút mỗi ngày cho đôi bàn tay tuyệt đẹp

Những lưu ý khi cúng ông Công ông Táo (Nguồn: Internet)

Những câu hỏi thường gặp về cúng ông Công ông Táo

Theo dân gian, ông Công ông Táo là ai?

Sự tích ông Công ông Táo có nguồn gốc từ câu chuyện về 3 vị thần Thổ công, Thổ địa, và Thổ kỳ trong Lão giáo Trung Quốc. Trong tín ngưỡng dân gian Việt Nam, các vị thần này đã được Việt hóa thành “2 ông 1 bà” – Đất, Bếp núc, và Nhà thường được gọi chung là Táo quân hay ông Táo.

Lễ cúng rước ông Táo diễn ra vào ngày nào?

Theo thường lệ, ngày 30 tháng Chạp sẽ cúng rước ông Táo về nhà, những năm không có ngày 30 thì sẽ cúng vào ngày 29 tháng Chạp.

Nếu bạn muốn được tư vấn thêm về những dòng sản phẩm điện thoại, laptop,… hiện đang có tại Nguyễn Kim, hãy liên hệ ngay với chúng tôi qua những kênh sau đây để được hỗ trợ nhanh nhất:

Hotline:1800 6800 (miễn phí)

Email:nkare@nguyenkim.com

Chat:FacebookNguyenKim (nguyenkim.com) hoặc Website Nguyenkim.com

Trung tâm mua sắm Nguyễn Kim trên toàn quốc

Danh mục:Chia sẻ 247
Bài trước
Làm sạch lòng lợn chỉ cần dùng loại bột rẻ tiền, sạch nhanh, không mùi tanh
Bài sau
999+ STT Mệt Mỏi Về Cuộc Sống, Áp Lực Công Việc, Muốn Buông Xuôi
15 49.0138 8.38624 1 0 4000 1 https://chiase247.com 300 0