theme-sticky-logo-alt
theme-logo-alt

Hiến máu có tốt không? 10 lợi ích và rủi ro khi đi hiến máu

Thường xuyên đi hiến máu có tốt không?

Hiến máu là một hành động cao đẹp mang lại nhiều lợi ích cho cả người hiến và người nhận. Tuy nhiên, bên cạnh những lợi ích, việc hiến máu thường xuyên cũng tiềm ẩn một số rủi ro mà người hiến máu cần lưu ý.

Lợi ích của việc hiến máu

Hiến máu mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe, cả về thể chất lẫn tinh thần. Dưới đây là một số lợi ích nổi bật của việc hiến máu:

  • Giúp cơ thể kích thích khả năng tạo máu: Khi hiến máu, cơ thể sẽ tự động bù đắp bằng cách kích thích tủy xương sản sinh máu mới. Quá trình này giúp máu được thay mới, làm hồng cầu trẻ hóa, hoạt động hiệu quả hơn.
  • Giảm nguy cơ mắc một số bệnh lý: Hiến máu định kỳ giúp giảm lượng sắt dư thừa trong cơ thể, từ đó giảm nguy cơ mắc các bệnh ung thư như ung thư gan, ung thư phổi, ung thư ruột, ung thư cổ họng…
    Giúp kiểm tra sức khỏe định kỳ: Khi hiến máu sẽ được kiểm tra sức khỏe miễn phí, bao gồm xét nghiệm máu, huyết áp, và nhịp tim. Việc kiểm tra sức khỏe định kỳ giúp phát hiện sớm các bệnh lý tiềm ẩn từ đó có biện pháp phòng ngừa bệnh kịp thời.
Hiến máu mang lại lợi ích cho cả bản thân và cộng đồng (Nguồn: Internet)

Rủi ro khi hiến máu

Mặc dù hiến máu mang lại nhiều lợi ích, nhưng cũng có một số rủi ro tiềm ẩn cần lưu ý. Tuy nhiên, những rủi ro này thường rất nhỏ và có thể được phòng ngừa bằng cách thực hiện đúng quy trình hiến máu và chăm sóc sức khỏe sau khi hiến. Dưới đây là một số rủi ro có thể gặp phải:

  • Các triệu chứng phổ biến: Trong vòng vài phút sau khi hiến máu, người hiến máu có thể bị hoa mắt, chóng mặt, buồn nôn hoặc suy nhược. Các triệu chứng này xuất phát từ việc giảm tạm thời lượng hồng cầu trong máu dẫn đến làm giảm khả năng vận chuyển oxy đến các bộ phận của cơ thể.
  • Nguy cơ nhiễm trùng: Nguy cơ nhiễm trùng khi hiến máu thường xảy ra tại các vị trí tiêm kim vào cơ thể để lấy máu. Tuy nhiên, nguy cơ này rất thấp nếu được thực hiện tại cơ sở y tế uy tín và đảm bảo an toàn vệ sinh.
  • Mất máu: Hiện tượng này chỉ xảy ra nếu quy trình lấy máu không được thực hiện đúng cách hoặc bị lấy nhiều hơn số lượng máu được quy định.
Xem thêm  'Minh tinh hết thời' đẹp lịm tim nhờ rau 10 nghìn đồng chợ Việt nào cũng có

Những yếu tố cần lưu ý trước khi đi hiến máu

Trước khi tham gia hiến máu, để đảm bảo an toàn cho cả người hiến và người nhận, bạn cần lưu ý một số yếu tố quan trọng sau đây:

Tình trạng sức khỏe

Để đủ điều kiện hiến máu, người hiến máu phải đáp ứng các yêu cầu về sức khỏe sau đây:

  • Không mắc các bệnh mạn tính hoặc cấp tính về thần kinh, tâm thần, hô hấp, tuần hoàn, tiết niệu, tiêu hóa – gan mật, nội tiết, máu, hệ thống, tự miễn, dị ứng nặng.
  • Không mang thai, không có tiền sử hiến ghép bộ phận cơ thể người.
  • Không nghiện ma túy hoặc rượu bia.
  • Không có khuyết tật nặng.
  • Không sử dụng một số loại thuốc theo quy định (Etretinate, Acitretin, hormon tăng trưởng chiết xuất từ tuyến yên, Insulin chiết xuất từ bò).
  • Không mắc các bệnh lây truyền qua đường máu hoặc đường tình dục.

Đồng thời, người hiến máu cần đảm bảo các chỉ số sức khỏe trước khi hiến máu như sau:

  • Người hiến máu phải trong tình trạng tỉnh táo, thoải mái.
  • Huyết áp tâm thu từ 100 – 160 mmHg và tâm trương từ 60 – 100 mmHg.
  • Nhịp tim đều, từ 60 – 90 lần/phút.
  • Không có biểu hiện bất thường như giảm cân nhanh (giảm trên 10% cân nặng trong 6 tháng), da xanh, hoa mắt, chóng mặt, niêm mạc nhợt, vã mồ hôi, hạch to ở nhiều nơi, sốt, phù, ho, khó thở, tiêu chảy, xuất huyết, có các tổn thương hoặc dấu hiệu bất thường trên da.
Người hiến máu cần đảm bảo đáp ứng các tiêu chuẩn sức khỏe (Nguồn: Internet)

Độ tuổi và cân nặng

Bên cạnh các yếu tố về sức khoẻ, người hiến máu cần phải trong độ tuổi từ 18 đến 60 tuổi. Đồng thời, người hiến máu cần đảm bảo cân nặng phù hợp, cụ thể như sau:

Đối với hiến máu toàn phần:

  • Phụ nữ có cân nặng ít nhất 42kg.
  • Nam giới có cân nặng ít nhất 45kg.
  • Người có cân nặng từ 42kg đến dưới 45kg được phép hiến máu không quá 250ml mỗi lần.
  • Người có cân nặng từ 45kg trở lên được phép hiến máu toàn phần. Tuy nhiên, thể tích máu không được quá 9ml/kg cân nặng và không quá 500 ml mỗi lần.

Hiến các thành phần máu bằng gạn tách: Người có cân nặng tối thiểu 50kg được phép hiến, nhưng cần đảm bảo tổng thể tích máu hiến không vượt quá 500ml mỗi lần.
Hiến tổng thể tích các thành phần máu: Người có cân nặng tối thiểu 60kg vẫn được phép hiến, nhưng cần lưu ý tổng thể tích máu hiến không vượt quá 650ml mỗi lần.

Cần có sự cho phép của bác sĩ trước khi thực hiện hiến máu (Nguồn: Internet)

Lối sống sinh hoạt thường ngày

Lối sống sinh hoạt ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe và khả năng hiến máu của bạn. Do vậy, bạn cần lưu ý một số điều sau đây:

  • Nên ngủ ít nhất 6 – 8 tiếng mỗi đêm trước khi hiến máu.
  • Ăn sáng nhẹ trước khi hiến máu và bổ sung đủ nước, vitamin, khoáng chất. Cần tránh những món ăn nhiều dầu mỡ và đạm trước khi hiến máu.
  • Không sử dụng rượu bia, thuốc lá, cà phê trong vòng 24 giờ trước khi hiến máu.
  • Tránh tập luyện thể dục thể thao cường độ cao trong vòng 24 giờ trước khi hiến máu.
  • Giữ tinh thần thoải mái, tránh căng thẳng, lo âu trước khi hiến máu.
Tuân thủ lối sống sinh hoạt lành mạnh để đảm bảo sức khỏe tốt nhất trước khi hiến máu (Nguồn: Internet)

Sau khi hiến máu cần phải làm gì?

Để đảm bảo sức khỏe và nhanh chóng hồi phục sau khi hiến máu, bạn cần lưu ý và thực hiện theo một số điều sau đây:

Xem thêm  Hô biến phòng ngủ trở nên rộng rãi thoáng mát

Theo dõi tình trạng cơ thể

Ngay sau khi hiến máu, bạn cần phải uống nhiều nước để bổ sung lại thể tích bị mất.Đồng thời, cần theo dõi các dấu hiệu bất thường như chóng mặt, buồn nôn, đau nhức tại chỗ hiến máu,… Nếu có bất kỳ triệu chứng nào, hãy báo ngay với bác sĩ tại đó để có biện pháp xử lý kịp thời.

Hiến máu nhiều lần có tốt hay không? (Nguồn: Internet)

Chế độ ăn uống

Sau khi hiến máu, để hồi phục sức khỏe nhanh chóng và giảm thiểu tác dụng phụ, bạn cần bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng gồm:

  • Bổ sung sắt: Sắt là thành phần quan trọng trong hemoglobin, giúp vận chuyển oxy trong máu. Nên bổ sung sắt bằng cách ăn các thực phẩm giàu sắt như thịt đỏ, cá, trứng, rau bina, đậu Hà Lan, củ cải đường, ngũ cốc.
  • Tăng cường vitamin C: Vitamin C giúp cơ thể hấp thu sắt từ thực vật hiệu quả hơn. Hãy ăn nhiều trái cây giàu vitamin C như cam, bưởi, kiwi, xoài, đu đủ, dứa, dâu tây, quả việt quất, dưa hấu.
  • Uống đủ nước: Nước chiếm phần lớn trong máu, nên uống thêm 2 cốc nước lọc trước khi hiến máu. Ngoài ra, hãy duy trì uống đủ nước mỗi ngày (khoảng 9-13 cốc).
Cần bổ sung đầy đủ dinh dưỡng sau khi hiến máu (Nguồn: Internet)

Những việc cần tránh sau hiến máu

Sau khi hiến máu, để đảm bảo sức khỏe và an toàn, bạn cần tuân thủ một số quy tắc:

  • Tránh lái xe máy hoặc ô tô trong 30 phút sau khi hiến máu để phòng tránh tai nạn do chóng mặt, mệt mỏi.
  • Không hút thuốc trong ít nhất 2 giờ sau khi hiến máu.
  • Tránh uống rượu, bia trong 48 tiếng sau khi hiến máu vì rượu có thể gây giãn mạch và tăng nguy cơ chảy máu.
  • Không tham gia hoạt động thể thao nặng nề trong 48 tiếng sau khi hiến máu.
  • Bổ sung nước đầy đủ để cơ thể phục hồi nhanh chóng sau khi hiến máu.
Xem thêm  Mẹo làm sạch ổ vi khuẩn gây bệnh từ vòi hoa sen bằng nguyên liệu sẵn có

Hiến máu có gây tăng cân không?

Hiến máu không trực tiếp gây tăng cân. Tuy nhiên, sau khi hiến máu, nhiều người có xu hướng bổ sung năng lượng nhiều hơn để phục hồi, dẫn đến việc hấp thu nhiều calo hơn so với tiêu hao. Ngoài ra, cơ thể cũng có thể kích thích ăn nhiều hơn để bù đắp lượng máu đã mất.

Tâm lý và thói quen này có thể khiến một số người tăng cân nhẹ sau khi hiến máu, nhưng nguyên nhân chính là do chế độ ăn uống và sinh hoạt, không phải do hiến máu. Ngược lại, theo nghiên cứu của Đại học California, mỗi lần hiến 450ml máu tương đương với việc đốt cháy khoảng 650-700 calo, tương đương với việc chạy bộ 10km. Điều này có thể giúp giảm cân ở những người thừa cân.

Hiến máu giúp hỗ trợ quá trình giảm cân (Nguồn: Internet)

Thời gian định kỳ đi hiến máu nên cách bao lâu?

Thời gian tối thiểu giữa các lần hiến máu phụ thuộc vào loại thành phần máu được hiến, cụ thể như sau:

  • Hiến máu toàn phần hoặc hiến hồng cầu: Khoảng cách tối thiểu giữa 2 lần hiến là 12 tuần.
  • Hiến huyết tương hoặc hiến tiểu cầu bằng gạn tách: Khoảng cách tối thiểu là 2 tuần.
  • Hiến bạch cầu hạt trung tính hoặc hiến tế bào gốc bằng gạn tách máu ngoại vi: Tối đa 3 lần trong 7 ngày.
Cơ thể cần một thời gian nhất định để phục hồi sau khi hiến máu (Nguồn: Internet)

Hy vọng bài viết này đã giúp giải đáp chi tiết những băn khoăn của bạn về việc hiến máu có tốt không cũng như những lợi ích và rủi ro khi hiến máu. Đừng quên ghé thăm Nguyễn Kim thường xuyên để cập nhật những tin tức đời sống hữu ích khác nhé!

Nếu bạn muốn được tư vấn thêm về những dòng [TÊN SẢN PHẨM] hiện đang có tại Nguyễn Kim, hãy liên hệ ngay với chúng tôi qua những kênh sau đây để được hỗ trợ nhanh nhất:

Hotline:1800 6800 (miễn phí)

Email:nkare@nguyenkim.com

Chat:FacebookNguyenKim (nguyenkim.com) hoặc Website Nguyenkim.com

Trung tâm mua sắm Nguyễn Kim trên toàn quốc

Danh mục:Chia sẻ 247
Bài trước
Chat GPT 4.0 là gì? Có gì khác so với Chat GPT phiên bản cũ?
Bài sau
Đáp án đề thi Ngữ Văn THPT Quốc Gia 2024
15 49.0138 8.38624 1 0 4000 1 https://chiase247.com 300 0