HTTP là gì? Tìm hiểu về đặc điểm và cách vận hành của HTTP
HTTP là gì?
HTTP được viết tắt của cụm từ HyperText Transfer Protocol, là giao thức truyền tải siêu văn bản được dùng trong www (world wide web) với mục đích tạo nền tảng kết nối máy chủ (server) và máy khách (client) trong cùng một hệ thống mạng. Điều này cho phép chúng ta truy cập vào các trang web, xem hình ảnh, video, tải xuống các tệp tin,…
Giao thức này được giới thiệu lần đầu vào những năm 90 cho đến ngày nay, HTTP không ngừng được mở rộng và chiếm một vị trí rất quan trọng trong thế giới Internet. HTTP hoạt động trên nền tảng Internet TCP/IP và được truyền qua kết nối TCP được mã hóa TLS để bảo vệ các dữ liệu.
Xem thêm: FPS là gì? Chơi game cần bao nhiêu FPS là phù hợp
Cấu trúc cơ bản của HTTP
HTTP là một giao thức Yêu cầu – Phản hồi được xây dựng dựa trên cấu trúc Client – Server. Vậy cách vận hành HTTP như thế nào? Trong cấu trúc này, Client và Server giao tiếp bằng cách trao đổi các message độc lập, thay vì sử dụng một luồng dữ liệu duy nhất.
Đầu tiên, Client sẽ gửi một message đến Server, thường là những yêu cầu có lợi khiến Client truy cập website này. Sau khi tiếp nhận các yêu cầu và xử lý, Server sẽ gửi trả một message, được gọi là phản hồi. Mỗi một phản hồi đều độc lập, phản hồi sau sẽ không chịu bất kỳ tác động nào từ phản hồi trước.
Xem thêm: 9 tuyệt kỹ sử dụng đồ công nghệ cực “chất” mà bạn không ngờ tới
Đặc điểm của HTTP
Sau khi hiểu rõ HTTP là gì, bạn nên tìm hiểu kỹ các đặc điểm nổi bật của giao thức này để việc sử dụng đạt hiệu quả tối ưu.
Thiết kế đơn giản
Giao thức HTTP thường được thiết kế với sự đơn giản và thân thiện đối với người đọc, ngay cả khi có thêm sự phức tạp được tích hợp trong HTTP/2 thông qua việc đóng gói các HTTP message thành các frame.
Với HTTP message, việc đọc và hiểu các thông điệp trở nên dễ dàng, cung cấp khả năng kiểm thử cao hơn cho các nhà phát triển và giảm thiểu độ phức tạp đối với người mới sử dụng.
Khả năng mở rộng
Tính năng header HTTP đã được giới thiệu trong HTTP/1.0 đã tạo điều kiện thuận lợi cho việc mở rộng và thử nghiệm giao thức. Các chức năng mới có thể dễ dàng được giới thiệu bằng một thỏa thuận thống nhất giữa client và máy chủ về ý nghĩa của một header mới.
HTTP là stateless, nhưng không sessionless
Mọi phản hồi của HTTP là độc lập nên không có liên kết giữa hai yêu cầu được thực hiện liên tiếp trên cùng một kết nối. Điều này có thể sẽ trở thành một nhược điểm đối với những trường hợp người dùng cần tương tác với các trang nhất định một cách mạch lạc, ví dụ như việc sử dụng shopping cart trên các trang thương mại điện tử.
Để khắc phục vấn đề này, HTTP cho phép sử dụng cookie HTTP nhờ vào khả năng mở rộng tự do các header. Người dùng có thể tự tạo session trên mỗi yêu cầu HTTP để chia sẻ cùng một ngữ cảnh hoặc trạng thái. Sở dĩ trường hợp này có thể thực hiện được vì cốt lõi bản thân HTTP là stateless.
Xem thêm: TOP 5 Laptop cấu hình mạnh mẽ dành cho sinh viên công nghệ thông tin
HTTPS là gì?
HTTPS là viết tắt của cụm từ Hypertext Transfer Protocol Secure, có nghĩa là giao thức truyền tải siêu văn bản bảo mật. HTTPS hoạt động không khác gì HTTP ngoài việc bổ sung thêm chứng chỉ SSL (Secure Sockets Layer) để mã hóa dữ liệu trong lúc truyền tải dữ liệu nhằm mục đích ngăn chặn mọi sự xâm nhập từ bên ngoài.
Khi máy khách và máy chủ được kết nối, giao thức HTTPS sẽ tiến hành xác minh danh tính, nhanh chóng mã hóa thông tin trao đổi để tránh trường hợp các hacker xâm nhập đánh cắp dữ liệu.
Xem thêm: Control Panel là gì? Cách mở Control Panel trong Windows 10 đơn giản
Sự khác biệt giữa HTTP và HTTPS
Sau khi tìm hiểu về khái niệm HTTP và HTTPS là gì, chúng ta sẽ tiếp tục tìm hiểu sự khác biệt của hai giao thức này. Như đã nói ở trên, điểm khác nhau cơ bản giữa HTTP và HTTPS là sự xuất hiện của chứng chỉ bảo mật SSL. Việc bổ sung thêm chứng chỉ SSL là để làm tăng khả năng bảo mật của website, giúp trang web được đánh giá cao hơn bởi cả công cụ tìm kiếm Google lẫn người dùng, đồng thời việc Seo web sẽ có hiệu quả tốt hơn.
Tuy nhiên, các website dùng giao thức HTTPS sẽ mất nhiều thời gian tải trang hơn so với việc sử dụng HTTP. Dù vậy, bạn vẫn nên cài đặt SSL cho giao thức HTTP để giúp trang web của bạn tránh được các rủi ro từ phía hacker, bảo vệ dữ liệu cũng như thông tin khách hàng.
Xem thêm: Cách phân biệt và sử dụng an toàn 2 giao thức http và https trên máy tính
Một số lỗi thường gặp khi duyệt HTTP
Những lỗi thường gặp khi duyệt giao thức HTTP là gì? Khi sử dụng trình duyệt truy cập Web, bạn sẽ thường gặp các thông báo lỗi khác nhau như:
HTTP 404
Trong quá trình duyệt HTTP, người dùng thường xuyên gặp phải các lỗi như “404 Not Found”, “Internet Explorer cannot display the webpage”, “Page cannot be displayed”,… Nguyễn nhân xảy ra lỗi này là do địa chỉ trang web mà bạn truy cập không tìm thấy trên máy chủ. Vấn đề có thể nằm ở tên miền bị lỗi, đường dẫn không chính xác hoặc địa chỉ web soạn thảo bị sai chính tả.
Để khắc phục tình trạng này, trước tiên bạn hãy reload lại trang web bị lỗi, nếu vẫn xảy ra lỗi thì kiểm tra lại lỗi text URL xem đã gõ đúng chưa. Khi đã chắc chắn bạn điền hoàn toàn đúng, hãy thử xóa bớt các phân trang trong URL.
Ví dụ: Với địa chỉ là http://acmedelavie.com/product//category/display/1/, bạn có thể xóa phần 1/, display/ hoặc category/ để lùi mức địa chỉ URL. Hãy xóa bớt các mức địa chỉ URL cho đến khi trang web không bị lỗi hiện ra.
Nếu đã xóa hết các mức địa chỉ mà vẫn không có gì hiện ra thì bạn hãy truy cập vào máy chủ. Trong trường hợp trên, bạn hãy điền địa chỉ website là http://acmedelavie.com vào thanh tìm kiếm sẽ biết được lý do xảy ra lỗi HTTP 400.
HTTP 500
Tương tự như lỗi 404, lỗi 500 cũng là lỗi thường gặp khi duyệt HTTP làm gián đoạn quá trình truy cập web của bạn. Tuy nhiên, lỗi này xảy ra là do bên máy chủ gặp sự cố nội bộ khi xử lý yêu cầu, không phải do kết nối hay do phía đường truyền của bạn.
Lỗi 500 thường xảy ra trong khoảng thời gian ngắn, vì thế bạn có thể thử reload lại website cho đến khi hết lỗi. Nếu reload rồi mà vẫn không được thì bạn chỉ còn cách liên hệ với admin quản trị website để khắc phục lỗi.
HTTP 403
Lỗi “HTTP 403 Forbidden” được truyền đến khi thông tin luồng từ máy khách bị máy chủ từ chối. Nguyên nhân gây ra lỗi này có thể do URL bị sai, bạn nên kiểm tra lại chính tả trong URL. Nếu chắc chắn URL là đúng thì có thể do nhầm lẫn của máy chủ, bạn bắt buộc phải liên hệ với quản trị viên.
Khi máy chủ đặt ra các giới hạn truy cập vào website con mà bạn lại không nằm trong trường hợp được phép truy cập thì cũng sẽ xuất hiện lỗi HTTP 403. Trong trường hợp này không có cách nào khắc phục được lỗi cho đến khi truy cập của bạn được cấp phép.
Hy vọng với những kiến thức cơ bản về HTTP là gì mà Nguyễn Kim chia sẻ phía trên sẽ giúp bạn biết cách sử dụng giao thức này một cách hiệu quả. Tuy nhiên, giao thức HTTP liên tục được phát triển và mở rộng, vì thế bạn hãy luôn cập nhật những thông tin mới nhất trên trang nguyenkim.com để biết thêm nhé.
Nếu bạn muốn được tư vấn thêm về những dòng [TÊN SẢN PHẨM] hiện đang có tại Nguyễn Kim, hãy liên hệ ngay với chúng tôi qua những kênh sau đây để được hỗ trợ nhanh nhất:
Hotline:1800 6800 (miễn phí)
Email:nkare@nguyenkim.com
Chat:FacebookNguyenKim (nguyenkim.com) hoặc Website Nguyenkim.com
Trung tâm mua sắm Nguyễn Kim trên toàn quốc
Biên tập viên
Bài mới nhất
- Chia sẻ 24720/11/2024Hướng dẫn bảo dưỡng máy giặt lồng ngang tại nhà đơn giản, hiệu quả
- Chia sẻ 24719/11/2024Cách bảo dưỡng máy giặt lồng đứng tại nhà hiệu quả nhất
- Chia sẻ 24719/11/2024Top 4 tủ lạnh samsung 4 cánh tốt, đáng mua hiện nay
- Chia sẻ 24719/11/2024Máy giặt nằm ngang là gì? Top 5 mẫu máy giặt nằm ngang tốt nhất hiện nay